Tâm huyết trong từng bài giảng
Lan tỏa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh |
Biến lớp học thành rạp chiếu phim mini
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ngay từ khi còn nhỏ, Đặng Hoàng Hà đã mơ ước được trở thành một cô giáo. Quyết tâm biến ước mơ thành sự thật, Hà chọn học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Tốt nghiệp năm 2010, Hà về làm giáo viên tại Trường Tiểu học Giáp Bát và gắn bó với trường từ đó đến nay. Với 10 năm tuổi nghề, được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ chủ nhiệm nhiều khối lớp, cô giáo Đặng Hoàng Hà luôn có trách nhiệm cao với công việc, hết lòng yêu thương học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.
Cô giáo Đặng Hoàng Hà trong một giờ dạy. (Ảnh: L.H) |
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Đặng Hoàng Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế. Từ đó, cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim hoạt hình, các clip tình huống gắn với chính thực tế của học sinh… nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao. Đặc biệt, để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiến học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng.
“Với môn học Đạo đức, tôi thường lồng ghép gương mặt của học sinh vào gương mặt của các nhân vật hoạt hình. Khi nhìn thấy những gương mặt quen thuộc xuất hiện trong đoạn phim, học sinh trở nên hào hứng tham gia giải quyết các tình huống trong bài giảng. Thông qua các tình huống trực quan cùng sự phân tích, giải đáp của cô giáo, các em sẽ hiểu được việc làm của mình là đúng hay sai để từ đó tự thay đổi hành vi bản thân. Hay đối với môn Toán và Tiếng Việt, thay vì kiểm tra bài cũ theo phương pháp truyền thống, tôi sẽ cho nhân vật hoạt hình đối thoại với học sinh theo hình thức hỏi đáp, nhờ vậy sẽ kích thích trí tò mò của các em” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ.
Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.Việc làm này của cô giáo Đặng Hoàng Hà đã nhận được sự hưởng ứng và phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Nhiều chủ đề, cô Hà đã nhờ các phụ huynh tự quay và gửi clip để cô lưu trữ thành tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
“Trường Tiểu học Giáp Bát là cái nôi giúp tôi trưởng thành. Trong những năm qua, sự thấu hiểu, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường cùng sự phối hợp nhiệt tình của các đồng nghiệp, sự ủng hộ từ cha mẹ học sinh và không thể không kể tới tình yêu của các học sinh thương mến đã cho tôi động lực để tận tụy với nghề, có ý thức vươn lên đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục mới của thời kì mới” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ. |
Trong phân môn Tập làm văn, giáo viên thường hướng dẫn, dạy học sinh cách viết các câu văn theo mẫu, nhiều câu văn không có sự sáng tạo, thiếu vắng những từ ngữ hồn nhiên của trẻ nhỏ. Trăn trở và khao khát sự thay đổi, cô Hà đã điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển trí lực. Trong giờ giảng, cô Hà đã đề nghị học sinh tự nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về chủ đề sách giáo khoa yêu cầu. Từ việc phải tư duy và nói ra thành lời rồi nhớ và viết lại, học sinh sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thu nhận được. Những đoạn văn của học sinh được thể hiện sinh động hơn với các từ ngữ hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Bản thân học sinh cũng tự tin hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
Tiếp tục sáng tạo, cống hiến
Không chỉ sáng tạo trong các giờ dạy trên lớp, cô Hà còn nỗ lực sáng tạo trong các giờ hoạt động ngoại khóa. Những trải nghiệm phong phú đã tạo cho học sinh hiểu và nhận ra giá trị của cuộc sống, lòng biết ơn, trách nhiệm của bản thân; đồng thời trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết để thực hành, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Nhận xét về giáo viên của mình,Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giáp Bát Ngô Thị Hằng cho biết: Khi nhắc đến cô giáo Đặng Hoàng Hà, cả giáo viên và học sinh ai cũng biết đến là một cô giáo rất hiền hậu và tràn đầy nhiệt huyết. Bản thân cô là một cô giáo rất vững về chuyên môn. Cô đã từng dạy từ lớp 2 đến lớp 5 và dù nhận nhiệm vụ ở bất kì khối lớp nào, cô cũng tìm được ra phương pháp riêng để tiếp cận, tìm hiểu học sinh. Ở trong cô thấy được sự nhiệt huyết rất mạnh mẽ. Bản thân cô luôn luôn hướng đến cái đích là làm thế nào để học sinh đến trường được vui nhất và tiếp thu được nhiều ý kiến nhất.
“Tôi cảm thấy những việc tôi đang làm, tôi đã nhận lại được nhiều hơn những vất vả tôi đã bỏ ra. Có một kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đó là khi tiếng trống giờ ra chơi vang lên, tất cả học sinh lớp khác ùa ra nhưng riêng học sinh lớp tôi vẫn ngồi say sưa xem những thước phim hoạt hình. Điều ấy càng thôi thúc bản thân tôi phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa để có thể cho các em nhiều bài học, nhiều tiết học vui hơn thế” - cô Hà tâm sự.
Với những tâm huyết, sáng kiến, sáng tạo của mình, tại Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô năm 2020 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào sáng 10/11 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, cô giáo Đặng Hoàng Hà đã được vinh danh là một trong 40 Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Mọi đổi mới, sáng tạo đều được khơi nguồn từ sự tâm huyết, lòng yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là nhà tâm lý, nhà giáo dục học, người biết khơi những đam mê của học sinh, biết phát huy những tố chất, nội lực để học sinh được bộc lộ hết khả năng, tình cảm của mình.
“Chứng kiến những thay đổi dù rất nhỏ của học sinh trong việc hình thành nhân cách, có khi chỉ một lời chào khi gặp người lớn, tự tin bộc lộ cảm xúc, biết bày tỏ ước mơ, tôi biết mình đã đi đúng hướng và chọn đúng nghề. Được làm việc vì hạnh phúc của học sinh và luôn coi học sinh như con mình, tôi càng thêm yêu nghề giáo. Tôi thấy vinh dự được làm công việc tuyệt vời này” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ.
P.T - L.H
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31