Sức hút từ Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022

(LĐTĐ) Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 3/5), Thủ đô Hà Nội ước đón hơn 550 nghìn lượt khách, tăng gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đón khoảng 2 nghìn lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước trên 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2022 thu hút 65 nghìn du khách trong nước và quốc tế Hà Nội: Tặng 30.000 suất quà cho du khách đến thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 30/4, 1/5 Du lịch làng nghề - ẩm thực Hà Nội hấp dẫn du khách và người dân Thủ đô

Tiếp nối Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chủ đề “Get on Hanoi 2022” và hưởng ứng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 12-23/5, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức chùm sự kiện với quy mô lớn nhằm kích cầu du lịch Thủ đô.

Điểm nhấn của chuỗi hoạt động này Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022 diễn ra tại khu vực tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm cuối tuần qua với 100 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch. Trong 3 ngày diễn ra, Lễ hội đã thu hút được khoảng 65 nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm sản phẩm. Đã có nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với Lễ hội, đồng thời mong muốn đây sẽ là hoạt động thường niên để các sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội được giới thiệu đến đông đảo công chúng trong thời gian tới.

Sức hút từ Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022
Đông đảo người dân Thủ đô tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022.

Chị Nguyễn Thị Hồng (Phúc Xá, Ba Đình) cho biết: “Không cần đi đâu xa, nhờ Lễ hội tôi đã được trải nghiệm nhiều sản phẩm của làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, rèn Đa Sỹ, đồ đồng Ngũ Xã, mây tre đan Phú Vinh, nón Chuông, đậu bạc Định Công... Những sản phẩm thủ công này được bày bán tại đây rất đẹp, tinh xảo, đa dạng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Vừa được đi chơi, mua sắm, nghe nghệ nhân chia sẻ cách làm các sản phẩm, tôi còn được thưởng thức nhiều đặc sản như bánh tẻ, nem Phùng, chè lam, kẹo lạc..., mang đến cho tôi một trải nghiệm trọn vẹn, vừa mới mẻ vừa thân quen”.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang khẳng định: “Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2022 đã được tổ chức thành công, đạt được các yêu cầu đề ra, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Sự kiện đã đem lại trải nghiệm mới mẻ cho du khách và chuyển tải hình ảnh Hà Nội đầy cảm hứng, sáng tạo và tràn đầy sức sống, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới”.

Song song với đó, nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố đã ra mắt nhiều chương trình, sản phẩm du lịch mới. Tiêu biểu như thị xã Sơn Tây tổ chức khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối ngày 30/4 cùng với chuỗi các hoạt động khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài; Điểm du lịch Làng Bát Tràng ra mắt tour du lịch “Dấu chân Làng cổ Bát Tràng” và nhiều chương trình, sự kiện hưởng ứng “Tuần lễ du lịch Bát Tràng”; Hoàng Thành Thăng Long tái khởi động tour “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long”; Điểm du lịch Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân khai trương “Lễ hội tình yêu năm 2022”; Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chương trình “Chợ phiên vùng cao phía Bắc” cùng nhiều hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian phục vụ khách du lịch; Công viên Thiên đường Bảo Sơn với “Ocean festival”; Khu du lịch Ao Vua ra mắt sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe; Khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu Hà Nội mở cửa trở lại Công viên Biển từ ngày 28/4,...

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách du lịch đến các khu, điểm tham quan du lịch trong 3 ngày lễ từ 29/4-1/5 có sự tăng trưởng mạnh mẽ ước đạt 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khu điểm di tích chứng kiến lượng khách tăng mạnh như: Hoàng Thành Thăng Long đón khoảng 6.000 lượt khách tăng 240% so với cùng kỳ năm 2021, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón khoảng 15.000 lượt khách tăng 230,5% so với cùng kỳ năm 2021, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón khoảng 11.110 lượt khách bằng 257% so với cùng kỳ năm 2021, chùa Tây Phương đón khoảng 3.660 lượt khách bằng 260% so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng khách đến các khu, điểm vui chơi giải trí cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể như: Vườn thú Hà Nội đã đón khoảng 147.500 lượt khách tăng 250,6% so với cùng kỳ năm 2021, lượng khách đến khu du lịch Ao Vua, Tản Đà Resort và Khoang Xanh lần lượt đạt trên 30.000 lượt khách tăng trung bình 270% so với 3 ngày nghỉ lễ năm 2021.

Bên cạnh các khu du lịch, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng có nhiều khởi sắc. Lý giải lượng khách du lịch tăng mạnh, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, dịp lễ 30/4 - 01/5 năm nay được nghỉ 4 ngày nên nhu cầu nghỉ ngơi, đi du lịch tăng cao, đặc biệt sau khi ngành Du lịch được phép mở cửa hoạt động trở lại. Trên các trang booking trực tuyến có nhiều khách sạn trên địa bàn Hà Nội kích cầu bằng hình thức giảm giá phòng, giá dịch vụ từ 10%-65% với kỳ vọng lấp đầy số phòng hiện có của khách sạn.

Các khu nghỉ dưỡng ngoại thành như: Melia Ba Vì, Paragon resort, Tản Đà resort, Thiên Sơn - Suối Ngà, Làng Mít... lượng khách đặt phòng khá cao, gần như kín phòng. Cùng với đó, một số khách sạn, khu căn hộ du lịch có công suất phòng cao như: Khách sạn Tản Đà đạt 90%, khách sạn Lotte Hà Nội đạt 80%, khách sạn Inter Continnental Hanoi Landmark 72 đạt 60%, SilkPath Hàng Khay đạt 54.2%,... Đối với các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ lượng khách và doanh thu tăng, ước đạt khoảng 40%, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chủ yếu là khối dịch vụ ăn uống.

Có thể thấy, ngành Du lịch Hà Nội đã có những phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng sản phẩm so với thời điểm dịch Covid-19 trước đây./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(LĐTĐ) Theo Nghị định 158/2024 của Chính phủ, taxi phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, tại vị trí hành khách dễ quan sát.
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

(LĐTĐ) HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi bất ngờ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết lượt đi gặp Singapore tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập trung thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15, với mức chi phí quản lý được trích tối đa tạm thời là 1,44% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thời gian kéo dài đến hết 30/6/2025.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.

Tin khác

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động