Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Bộ Y tế đang đề nghị sửa đổi toàn diện Luật An toàn thực phẩm (ATTP), với nhiều nhóm chính sách mới, nhằm hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Bộ Y tế: Kiên quyết không mua hàng của các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm Người đứng đầu chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Kiểm soát ATTP còn nhiều khó khăn

Bộ Y tế cho biết, trong giai đoạn từ 2011 đến nay, để quản lý ATTP, đã có trên 250 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa đồng bộ, chưa cập nhật kịp thời, gây khó khăn, tạo lỗ hổng trong quản lý.

Việc phân công, phân cấp cho nhiều bộ, ngành song song với Ủy ban nhân dân các cấp cùng quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dẫn đến chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc kiểm soát an toàn và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc thực phẩm đa dạng.

Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm
Bộ Y tế cho rằng, cần sửa Luật ATTP để kiểm soát ATTP tốt hơn. (Ảnh minh họa: HL)

“Chương trình giám sát ATTP còn chưa thực hiện bài bản nên việc đánh giá rủi ro về ATTP trong quản lý còn nhiều hạn chế. Hoạt động quản lý ATTP ở một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa được chặt chẽ; thực phẩm tồn dư hóa chất độc hại, thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường”, Bộ Y tế cho biết.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát ATTP, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các khu công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tuy đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tình trạng kinh doanh, quảng cáo một số mặt hàng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật qua mạng xã hội đang diễn biến phức tạp, vì vậy khó kiểm soát, quản lý ATTP.

Hoạt động quản lý ATTP ở cấp xã, phường cũng chưa thật sự được quan tâm đúng mức; đặc biệt là quản lý sử dụng hoá chất bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm ở các đối tượng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố và ATTP tại các chợ, vệ sinh thú y trong giết mổ; chưa kiểm soát, ngăn chặn triệt để các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn...

Cần sửa đổi toàn diện Luật ATTP

Trước tình trạng trên, Bộ Y tế đề xuất một số nhóm chính sách sửa đổi Luật ATTP. Nhóm chính sách thứ nhất là các chính sách quản lý đối với các sản phẩm thực phẩm, trong đó tập trung vào các vấn đề về đăng ký và công bố sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước và quản lý các sản phẩm phải kiểm soát đặc biệt.

Trong đó, quy định rõ phương thức kiểm tra đối với từng danh mục hàng hóa giúp tối ưu hóa quy trình kiểm soát chất lượng và ATTP, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Các phương thức kiểm tra được áp dụng dựa trên mức độ rủi ro, loại sản phẩm, và hồ sơ của doanh nghiệp, từ đó, đảm bảo rằng, các sản phẩm thực phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn.

Quy định chi tiết giúp xác định các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, giúp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng cần thiết. Với các quy định rõ ràng, các cơ quan quản lý có thể thực hiện công việc giám sát và kiểm tra một cách phù hợp và tăng cường hiệu quả thực thi trong công tác kiểm tra nhà nước về ATTP.

Nhóm chính sách thứ hai là quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cụ thể, quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung (sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, người già) hoặc bổ sung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP đối với thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt.

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ sở nhập khẩu hoặc kinh doanh những nhóm sản phẩm có mức độ rủi ro cao nêu trên bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đáng quan tâm, Bộ Y tế đề xuất bộ máy quản lý nhà nước về ATTP được tổ chức thành 1 cơ quan (quy mô Tổng cục) thuộc một trong các Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương). Bộ máy này được tổ chức tập trung thống nhất (tương tự như cơ quan Thuế, Bảo hiểm xã hội, Quản lý thị trường…) từ Trung ương đến địa phương (do lĩnh vực ATTP liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý).

Theo Bộ Y tế: “Các đơn vị quản lý ATTP hiện nay của các Bộ nhập thành cơ quan này để tận dụng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, giảm tối đa chi phí và xáo trộn trong sắp xếp tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả”.

Nâng cao nhận thức và giám sát, chế tài

Vấn đề ATTP cũng được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ vừa tổ chức. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho biết, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của nông, thủy sản là yêu cầu bắt buộc ngày càng cao khi đưa sản phẩm ra thị trường, nhất là hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là vấn đề chưa thực sự được quan tâm đầy đủ của người nông dân, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm gì để tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam?

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ATTP là một chuỗi, phải sạch từ nông trại cho tới bàn ăn, tới người tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhiệm khác nhau, có thể sạch từ nông trại, nhưng chưa chắc ra tới thị trường sẽ sạch, vì còn thu hoạch, còn bảo quản, còn chế biến...

Với một nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, với những chợ cóc, chợ tạm... Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần chú trọng truyền thông, nâng cao nhận thức và giám sát, chế tài, nhất là câu chuyện để cho bà con nông dân hiểu phải là người sản xuất có trách nhiệm, những người sản xuất tử tế, các doanh nghiệp cũng không vì những lợi nhuận mà đánh đổi giữa sức khỏe, trước tiên là sức khỏe của người tiêu dùng ở trong nước, sau đó là hình ảnh của nông sản quốc gia...

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng... Toàn quốc cũng ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng... Toàn quốc cũng ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Anh Trần Văn Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Bố tôi đã nghỉ hưu được 1 năm, nhưng do đơn vị nơi bố tôi làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, chúng tôi cần làm thế nào để được hưởng lương hưu?
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Lành (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Hằng tháng, công ty đều trích thu nhập của tôi để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, làm sao để biết công ty có đóng tiền về cơ quan Bảo hiểm xã hội hay không, hay đang nợ tiền của người lao động?
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

(LĐTĐ) Chị Trần Tuyết Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Công ty tôi mới thành lập và tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Hà Nội. Xin hỏi thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể như thế nào?
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

(LĐTĐ) Bạn đọc có email lienhontb12xx@gmail.com hỏi: Công ty nơi tôi đang làm việc nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 1 năm nay nên thẻ BHYT của tôi không sử dụng được. Vậy, tôi muốn tham gia BHYT tự nguyện có được không?
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

(LĐTĐ) Bạn đọc có địa chỉ email: ngoanle…@gmail.com hỏi: Tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 4/2025. Hiện tại, vì tình hình khó khăn nên công ty nơi tôi làm đang nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) của toàn thể nhân viên kể từ tháng 7/2024 đến nay. Vậy, cơ quan BHXH có nhận riêng hồ sơ thai sản của tôi và giải quyết cho tôi hay phải đến khi doanh nghiệp hoàn tất các khoản nợ bảo hiểm của toàn công ty?
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 quy định, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ thời gian đóng để hưởng lương hưu (15 năm), và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (70 - 75 tuổi), thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính từ tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia

Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có nhiều điểm mới, mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng, mang lại lợi ích và thuận lợi cho người tham gia.
Đã hưởng chế độ ốm đau, có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Đã hưởng chế độ ốm đau, có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Hằng (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hỏi: Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), người lao động có được hưởng chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội, và được hưởng thêm chế độ tai nạn lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động không?
Xem thêm
Phiên bản di động