Sự thật về “thần dược” An cung ngưu hoàng hoàn

BV Bệnh nhiệt đới TƯ vừa cấp cứu một bệnh nhân xuất huyết dưới da, chảy máu dạ dày và cơ do uống An cung ngưu hoàng hoàn  (ACNHH) để phòng đột quỵ.
su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan Tử vong sau khi uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan Thực phẩm chức năng chứa kim loại độc vượt ngưỡng ngàn lần

Bệnh nhân nam, 65 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc này uống một viên ACNHH để phòng tai biến mạch máu não do nhiều người “mách” về công dụng ngừa đột quỵ của thuốc. Sau khi uống ông thấy đau tay và xuất huyết dưới da ngày một nặng lên.

su that ve than duoc an cung nguu hoang hoan
Một sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn trên thị trường hiện nay.

Do có sốt nên nghĩ mắc sốt xuất huyết, đã nhập BV nhiệt đới ngày 31.3, khám thấy xuất huyết dưới da, chảy máu trong cơ, chảy máu dạ dày... Xét nghiệm thể hiện chức năng đông máu giảm rất mạnh và suy giảm chức năng gan.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu cho biết, trước đây đã có một số bệnh nhân dùng ACNHH bị suy giảm chức năng đông máu nhưng chưa có trường hợp nào giảm trầm trọng như bệnh nhân này, có thể trên nền bệnh tiểu đường, cao huyết áp... Bệnh nhân được truyền yếu tố đông máu để hồi phục, cân bằng đông máu - chảy máu và chống suy giảm chức năng gan; theo dõi các tác dụng không mong muốn khác...

Thực chất về ACNHH

ACNHH do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, đời Thanh, Trung Quốc, yếu nhân của học phái ôn bệnh sáng chế (ghi trong sách Ôn bệnh điều biện nổi tiếng của ông). ACNHH có các vị: Ngưu hoàng (sỏi mật bò hoặc trâu), trước đây lấy sỏi mật Bò tót và bò vùng Tây Bắc, Đông Bắc hay tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc); Tê giác; Xạ hương (xạ con đực cầy hương, chuột hương, hươu xạ); Trân châu (Ngọc trai); Chu sa (Thủy ngân); Hùng hoàng (Asen); Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử (Sơn chi tử), Uất kim; Băng phiến (Mai phiến).

Các vị Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử... đều có tác dụng thanh nhiệt, an thần, trấn kinh mạnh, làm tế bào não giảm hưng phấn sẽ tiêu thụ ít ôxy nên có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật. Xạ hương tuyên thông, khai khiếu mạnh làm hồi phục ý thức (nhận biết không gian, thời gian, xung quanh, bản thân) ở người bán mê, hôn mê và thông mạch (tác dụng này làm sảy thai)...

Sau thời kỳ dài thất truyền, gần đây hiệu Đồng Nhân đường, Bắc Kinh phục dựng lại, nhưng dung sừng Trâu nước (Thủy ngưu giác) thay thế Tê giác!? Thuốc thiên tính hàn (do các vị Xạ hương, Ngưu hoàng, Thủy ngưu giác) nhưng tác dụng hoạt huyết, hành khí rất mạnh, tuyệt đối không dùng cho người bệnh hư hàn và dùng cho người xuất huyết não thì nhiều trường hợp chảy máu nặng thêm.

Các BS đông y có nhiều ý kiến về loại thuốc này. Nhiều người cho rằng ACNHH có tác dụng duy trì những tế bào não chết dở dang vì thiếu oxy (không được cấp máu) do tác dụng làm giảm tiêu thụ oxy của tế bào não, vì thế dùng càng sớm càng tốt, tuy nhiên tác dụng này chưa được công bố kiểm chứng khoa học mà chủ yếu là từ kinh nghiệm.

Từ năm 1999 - 2004, BS Trương Vinh Tuyền, BV Nhân dân số 3, TP Hải Ninh, Triết Giang và BS Dương Tiểu Phong, BV số 2 thuộc Viện y học Triết Giang, Trung Quốc đã nghiên cứu trên 63 bệnh nhân xuất huyết não, kết hợp phẫu thuật với dùng ACNHH và nhóm chứng 63 bệnh nhân chỉ phẫu thuật không dùng thuốc, thấy tỉ lệ hồi phục tốt là 83,54%/63,49%.

Ngày nay, người ta còn nói ACNHH làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lại tăng cường lưu lượng máu cho mạch vành và giảm lượng tiêu thụ o xy của cơ tim; bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động của Carbon tetrachloride (CCl4 - một trong những chất độc mạnh nhất đối với gan, sử dụng trong nghiên cứu đánh giá các chất bảo vệ gan) nên làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc? Tháng 7.2014, Cục Quản lý dược gửi công văn 11393/QLD-ĐK đến Sở Y tế các tỉnh, TP, BV thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam có những nội dung: ...

“Dùng cho nhiệt bệnh, tà nhập tâm bào, cao nhiệt kinh quyết (sốt cao co giật), thần hôn (hôn mê), loạn ngữ (mê sảng); hôn mê do trúng phong (viêm não, viêm màng não, xuất huyết não thể bế chứng: có sốt cao, huyết áp tăng...);... “Thuốc chống chỉ định với tai biến mạch máu não, viêm não thể thoát chứng và thể chảy máu vào não thất của tai biến mạch máu não, người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai; người suy giảm chức năng gan, thận”;...

“Hiện nay đã có 4 loại được Bộ Y tế cấp số đăng ký. Các thuốc này đều là thuốc y học cổ truyền, cần được sử dụng theo chỉ dẫn trong đơn của bác sĩ y học cổ truyền hoặc thầy thuốc đông y”. Theo GS.TS Lê Văn Thành, Chủ tịch hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, ACNHH không có trong danh mục điều trị đột quỵ của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và châu Âu, bởi chưa được nghiên cứu, thực nghiệm điều trị và công bố khoa học.

Nhiều người dùng ACNHH rất thiếu hiểu biết về thuốc

Nhiều năm qua, người dân dùng ACNHH theo lời đồn “thần dược cứu não”, “thuốc cứu người” rất mò mẫm và mơ hồ về tác dụng của ACNHH, đặc biệt hầu như không biết gì về những chống chỉ định của loại đông dược này.

Bệnh nhân N, sau khi qua cơn nguy kịch vì đột quỵ tại Viện quân y 108, Hà Nội, người nhà mua 3 viên ACNHH về nghiền cho uống (giấu BS), sau đó ông N bị suy đa tạng... Ở Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội, ông T, hơn 60 tuổi, nhập viện do xuất huyết não, hôn mê.

Sau hai tuần hồi sức tích cực, đã hồi tỉnh, có hy vọng cứu được nhưng đột nhiên lại hôn mê sâu. Trung tâm chưa tìm ra lý do thì người nhà “tiết lộ” cho uống 2 viên ACNHH “để nhanh khỏi”... Chẩn đoán Xquang xác định bệnh nhân xuất huyết não tái phát, nặng hơn rất nhiều so với trước...

Người thứ hai, 74 tuổi, cao huyết áp, tiểu đường nhập Trung tâm do đột quỵ. Người nhà cho biết sau nửa tháng uống ACNHH để ngừa tai biến, nâng cao sức khỏe, bệnh nhân bị hôn mê. Khi nhập viện chảy máu mũi, miệng, chân răng, giãn đồng tử, phải mở khí quản để thở. Xét nghiệm thấy rối loạn đông máu. Bác sĩ yêu cầu ngừng thuốc ACNHH, chỉ vài ngày sau tình trạng bệnh nhân cải thiện rất tốt!?

BS Nguyễn Huy Thắng, Phó trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV 115, TPHCM cho biết, thống kê thấy nhiều bệnh nhân khá giả uống ACNHH khi đột quỵ. Do tin “thần dược” nên dùng dằng chờ đợi hồi phục mà không đến ngay BV, làm mất đi 3 - 6 giờ vàng cấp cứu đột quỵ đầu tiên...

Tình trạng này hiện phổ biến cả nước, thậm chí trong phòng cấp cứu người nhà vẫn rỉ tai nhau cho bệnh nhân uống thuốc này!? Rất nhiều gia đình tích trữ ACNHH, nhưng đã có không ít ca bệnh nguy kịch hơn vì dùng cho người phải chống chỉ định, bởi thuốc này không phải tạng bệnh nào cũng uống được.

Uống được hay không phải do thầy thuốc đông y, mà bản thân thày thuốc cũng còn phải dựa vào thăm khám lâm sàng và xét nghiệm, nhất là chụp cắt lớp não (hoặc cộng hưởng từ - MRI), người dân thì biết thế nào (ví dụ) là chảy máu não thể bế hay thể thoát theo cách hiểu đông y.

Vì thế, tự ý mua và sử dụng là rất nguy hiểm, vì đây là thuốc có nhiều vị độc, công phá mạnh chứ không phải thực phẩm chức năng như nhiều người lầm tưởng! Nhiều BS đông y cho rằng ACNHH có các công hiệu thanh tâm, giải độc, thông đàm, bình can tức phong, tỉnh não khai khiếu, có thể cải thiện tình trạng nhận thức kém, làm giảm chứng mất nói và bại liệt, nhưng không thể thay thế được các thuốc hạ huyết áp...

Việt Nam hiện lưu hành ACNHH của Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... với chất lượng rất phức tạp. PGS.TS Lê Lương Đống, nguyên Phó giám đốc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, năm 2005, ông đến thăm Bắc Kinh Đồng Nhân đường - cơ sở chính thống bào chế ACNHH, thấy có loại giá 350 tệ và 100 tệ/viên.

Chủ hiệu cho biết, loại đắt dùng Ngưu hoàng tự nhiên (rất hiếm) loại rẻ dùng Ngưu hoàng nhân tạo, ông thấy “gờn gợn”. Thầy thuốc ND Nguyễn Xuân Hướng khẳng định rất nhiều ACNHH ở thị trường Việt Nam là hàng giả, nhái hoặc kém chất lượng và nếu là thật thuốc cũng không có tác dụng phòng đột quỵ và cấp cứu tai biến mạch não.

Chị Ph.T.Q, ở Q. Hoàng Mai, Hà Nội mua 2 hộp ACNHH Triều Tiên giá 2.300.000đ/hộp của một công ty khá nổi tiếng chuyên phân phối các sản phẩm ACNHH cho bố (không có đơn). Sau khi uống hết 1 hộp, sức khỏe của bố chị có dấu hiệu tương đối khá, nhưng cụ kêu buồn chân tay, táo bón, dấu hiệu sớm của nhiễm độc kim loại nặng...

Hóa ra, hai hộp ACNHH chị mua chứa đến 0,25 mg/g Chì, 33,2 mg/g Thủy ngân và Asen là 38,9 mg/g. Trong khi quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng Asen cho phép trong thực, dược phẩm là 0,5 mg/kg, Thủy ngân 0,05 mg/kg và Chì là 0,02 mg/kg. Sau đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ra quyết định thu hồi và tiêu hủy sản phẩm này!

ACNHH rất đắt, giá từ khoảng 300.000đ đến 3.000.000đ một viên, nhưng không phải cứ đắt là tốt. Người dân nên không nên dùng thuốc cho con bệnh khi mà mình không biết để tránh tiền mất tật nặng.

Theo BS Trần Kiên/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động