Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022

(LĐTĐ) Tối 20/5, tại phố Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022.
Hưởng ứng SEA Games 31, Lễ hội ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội diễn ra trong 5 ngày Tối nay (20/5) khai mạc Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022

Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022 là sự kiện hưởng ứng Chương trình Năm du lịch Quốc gia 2022 và SEA Games 31. Không gian triển lãm được chia thành các khu vực: Tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Thành như bánh cuốn, bánh tôm, café, bánh cốm, bánh tẻ Phú Nhi, trà sen Hồ Tây…; khu gian hàng làng nghề tiêu biểu như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, lược sừng Thụy Ứng, tò he Xuân La…

Tại khu trưng bày, các làng nghề đều bố trí thuyết minh viên giới thiệu về văn hóa truyền thống, quy trình sản xuất các sản phẩm.

Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Các đại biểu cắt băng khai mạc Lễ hội.

Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Hà Thị Vinh cho biết, Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch, với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Nhằm hỗ trợ ngành du lịch xây dựng tour thu hút du khách một số làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh..., đã đầu tư cơ sở vật chất, kết nối với doanh nghiệp du lịch đưa du khách đến với làng nghề.

"Du khách khi tham gia tour làng nghề không chỉ có cơ hội tìm hiểu văn hóa truyền thống mà còn trải nghiệm một số công đoạn sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ", bà Vinh khẳng định.

Đồng tình với ý kiến này, các đầu bếp tham gia Lễ hội chia sẻ, thành phố Hà Nội có nền ẩm thực đặc sắc với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh cuốn Thanh trì, phở Hà Nội, bún thang, nem, chả cá, giò chả Ước Lễ, bánh cốm Hàng Than… Nhờ đó, Hà Nội đã được nhiều tạp chí quốc tế bình chọn Top các thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.

Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Gian hàng của Công ty Bánh mứt kẹo Bảo Minh.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, Lễ hội là cơ hội để ngành du lịch, dịch vụ Thủ đô quảng bá hình ảnh, điểm đến, giới thiệu những giá trị văn hóa ẩm thực, sản phẩm làng nghề truyền thống tới nhân dân và du khách trong, ngoài nước tham dự SEA Games 31.

Thông tin từ Ban Tổ chức cho thấy, trong thời gian diễn ra Lễ hội từ (19-23/5/2022) các nghệ nhân và đầu bếp sẽ giới thiệu ẩm thực đặc sắc của Hà Nội và một số địa phương; không gian các làng nghề du lịch tiêu biểu, trải nghiệm thực hành công đoạn sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Việc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022 đã hỗ trợ các làng nghề, đầu bếp nâng cao vị thế của ẩm thực, làng nghề trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Qua đó quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội - điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn nói chung và các giá trị ẩm thực, làng nghề đặc sắc nói riêng.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Bánh tẻ Phú Nhi, đặc sản của xứ Đoài được giới thiệu tại Lễ hội.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Đặc sản của của tỉnh Cao Bằng cũng có mặt trong Lễ hội.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Những nét đặc sắc về ẩm thực truyền thống và hiện đại của Hà Nội, từ ẩm thực đường phố đến ẩm thực của các huyện ngoại thành đều được giới thiệu tới du khách.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Không phải món ăn cao lương mỹ vị, nhưng bánh tôm Hồ Tây đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người dân Hà Nội, đốn tim bao tín đồ ẩm thực đất Hà Thành.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Ẩm thực Tây Bắc như gạo nếp nương Điện Biên, thịt gác bếp, mận... cũng hấp dẫn người dân Thủ đô.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022
Đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Lê Quang Đạo, khu vực Sân vận động Mỹ Đình để tham gia Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022.
Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động