Sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng

Hồi 21h15 (giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại TP.Addis Ababa (Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia), di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vậy là, từ  một sinh hoạt văn hóa bị nghiêm cấm vì bị quy là dị đoan, việc thực hành tín ngưỡng này đã trở thành di sản của nhân loại.
soi day tinh than lien ket cac cong dong Gìn giữ cho muôn đời sau
soi day tinh than lien ket cac cong dong Tín ngưỡng thờ Mẫu được chính thức vinh danh là Di sản thế giới

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, đã thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo. Nó tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành.

Khi di sản này được chia sẻ bởi các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, việc thực hành sẽ tăng cường đối thoại và thúc đẩy đa dạng văn hóa; giúp cho việc sáng tạo, làm giàu vốn văn hóa và là một thành phần quan trọng của lễ hội - nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng.

Mẫu dạy con người sống hướng thiện

Tục thờ Mẫu có từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu (còn gọi là nữ thần Mẹ). Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức hút mọi tầng lớp trong xã hội.

soi day tinh than lien ket cac cong dong
Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.

Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà, tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nghi lễ Chầu văn (còn gọi là hầu đồng) là một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất với tên gọi chính thức “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.

Là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền, Chầu văn còn gọi là hát văn, hát bóng, có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu tại tỉnh Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Bằng cách sử dụng âm nhạc có tính tâm linh, lời văn trau chuốt, Chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu Thánh. Hát Chầu văn ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong sách ''Kiến văn tiểu lục,'' nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 -1784) có ghi: “Thời Trần (1225-1400) có lối hát trước mặt đế vương, gọi là hát Chầu”. Chầu văn gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo) - một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hát Chầu văn có nhiều hình thức biểu diễn: Hát thi (văn thi) dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn (một người hát). Hát thờ (văn thờ) được hát vào ngày Rằm, mùng Một, ngày Lễ tiết, tiệc Thánh... Hát lên đồng (văn hầu) dùng trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng, hầu thánh. Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà cốt. Trong nghi lễ đó, hát Chầu văn phục vụ cho quá trình nhập đồng, hiển thánh. Sau khi múa, các thánh thường ngồi nghỉ và nghe cung văn hát, kể sự tích, lai lịch vị thánh đang giáng. Tại đó, các thanh đồng thường hầu thánh trước bàn thờ Mẫu, hai bên có cung văn hát Chầu, kết hợp với hầu bóng. Người xưa quan niệm, đó là phương thức hữu hiệu để mọi người có thể giao tiếp với Mẫu, với các vị thần linh, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp.

Đạo Mẫu đậm bản sắc dân tộc

"Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách di sản văn hoá cần được bảo vệ khẩn cấp. 10 di sản trước đó gồm: Nhã nhạc - Nhạc Cung đình triều Nguyễn (2003), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Hát Ca trù của người Việt (2009), Dân ca Quan họ (2009), Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát Xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và Trò chơi Kéo co (2015, Hồ sơ đa quốc gia, hợp tác với: Hàn Quốc, Campuchia và Philippines).

Ở Việt Nam có khoảng 7.000 đền, phủ thờ đạo Mẫu trong cộng đồng, chưa kể các đền, phủ tư nhân. Là một tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam, nhưng vì nhiều lý do, việc nghiên cứu đạo thờ Mẫu không phổ biến như với đạo Nho, đạo Phật. Một trong những người dày công tìm hiểu đạo Mẫu và viết nhiều công trình giá trị là Giáo sư Ngô Đức Thịnh - hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (Hội Di sản Việt Nam), đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore (văn hóa dân gian) Châu Á.

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, “Trong đạo Mẫu có việc lên đồng, nhưng đó không phải là toàn bộ bản chất của đạo Mẫu. Đạo Mẫu là một tôn giáo dân gian phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước của người Việt Nam. Việc hầu đồng không phải là một hiện tượng dị đoan như người ta từng nghĩ, bởi trong khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, hầu hết là nhân vật lịch sử, có công với dân tộc. Việc hát văn hầu đồng là một văn hóa độc đáo kết nối giữa người miền xuôi với người miền ngược. Trong các vị thần được thờ trong đạo Mẫu có hàng chục vị thần là người các dân tộc thiểu số”.

Cũng theo GS Ngô Đức Thịnh, trong các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam thì đa số có nguồn gốc ngoại lai như đạo Nho, đạo Phật hay đạo Lão, nhưng riêng đạo Mẫu hoàn toàn là tôn giáo bản địa - vì trong đạo Mẫu, các vị thần đều là người Việt Nam và cai quản đất nước Việt Nam.

Nghiên cứu đạo Mẫu là một hướng nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, mặc dù từ thời Pháp thuộc cũng đã có. Thời nay, sự độc đáo của nghi lễ hầu đồng vẫn cuốn hút giới nghiên cứu văn hóa quốc tế. Mới đây nhất, nhiếp ảnh gia người Mỹ - Tewfic El-Savy - đã cho ra mắt cuốn sách ảnh về hầu đồng, mang tên “Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Vietnam”, dày 170 trang.

Hà Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

(LĐTĐ) UOB kêu gọi các họa sĩ Việt phát huy tài năng sáng tạo trong cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam. Cuộc thi nghệ thuật hàng đầu của UOB hướng đến mục tiêu giúp các nghệ sĩ Việt tiếp cận rộng rãi hơn đến khán giả yêu nghệ thuật trên toàn khu vực.
Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và Tầm vóc thời đại”.
Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

(LĐTĐ) Sáng 6/5, mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng lượng khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn rất đông. Thậm chí, có thời điểm Bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa để điều tiết lượng khách.
Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

(LĐTĐ) Tối 5/5, bầu trời phía trên Tượng đài chiến thắng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xuất hiện nhiều hình ảnh khổng lồ được tạo từ 700 drone (thiết bị bay không người lái) phát sáng.
Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Xem thêm
Phiên bản di động