Di sản văn hóa phi vật thể - tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ:

Gìn giữ cho muôn đời sau

Mới đây, Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức công nhận "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ" của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là vinh dự lớn của Việt Nam, song không hẳn ai trong chúng ta cũng biết cội nguồn phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
gin giu cho muon doi sau Tín ngưỡng thờ Mẫu được chính thức vinh danh là Di sản thế giới
gin giu cho muon doi sau Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trở thành di sản thế giới

Giá trị văn hóa ngàn đời

Nhằm mục đích giúp cho người dân hiểu về những giá trị tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (TNTM), chiều 11/12 tại Trung tâm Văn hóa phố cổ, Ban Quản lý (BQL) phố cổ Hà Nội phối hợp cùng một số đơn vị đã tổ chức buổi tọa đàm về “Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt” đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

gin giu cho muon doi sau
Phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo GS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, tín ngưỡng thờ Mẫu (TNTM) là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trong cả nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tín ngưỡng này là một hệ thống các sinh hoạt văn hóa, nó gồm những sáng tác văn chương về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, lễ hội dân gian và nhiều giá trị khác chứ không phải như nhiều người đang hiểu sai TNTM là hầu đồng như hiện nay.

“Nói một cách đơn giản thì tín ngưỡng này chứa đựng những sáng tạo văn hóa, trong đó có những sáng tác văn chương của các nhà Nho, đã văn chương hóa các nhân vật phụng thờ, là những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử và nhiều giá trị văn hóa khác. Trong đó, lên đồng là một thành tố quan trọng trong thực hành tín ngưỡng này. Chính vì vậy, sau khi được UNESCO công nhận, qua di sản này, nhân loại sẽ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam”- GS Bền nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với GS Nguyễn Chi Bền, nhiều chuyên gia cũng nhất trí cho rằng Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có bề dày lịch sử lâu đời nhưng phát triển mạnh sau thế kỷ XVI với sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh, trở thành thần chủ của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Với việc lịch sử hóa hệ thống thần linh hầu hết là những người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước được nhân dân suy tôn là thánh, TNTM quan tâm trước hết đời sống trần gian của con người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc... Đặc biệt, TNTM đề cao chủ nghĩa yêu nước, cùng với đó là sự trân trọng với phụ nữ. Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có ở nhiều địa phương, nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ.

Nỗi lo “lệch chuẩn”

Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác, bên cạnh những giá trị kể trên, tùy từng thời kỳ cũng thể hiện những khía cạnh phản giá trị. Vẫn còn đó, tình trạng lợi dụng TNTM để mưu cầu lợi ích cá nhân và làm giầu bất chính. Hay như tính phân tán tản mạn, tùy tiện trong thực hành nghi lễ đang là thực tế nhức nhối của Đạo Mẫu trong xã hội hiện nay… Câu hỏi đặt ra là: Với danh hiệu từ UNESCO, liệu những biến tướng lệch chuẩn về TNTM và diễn xướng hầu đồng có được đà để tiếp tục bùng nổ trong xã hội?

“Nghi thức thờ Mẫu đã có từ rất lâu đời, với xã hội ngày nay việc đặt ra tiêu chuẩn về hình thức thực ra không hề cần thiết, quan trọng là người theo tín ngưỡng phải am hiểu và có nhận thức đúng khi mình hầu mẫu hầu thánh chứ không mang tính chất khoe tiền của hay lợi dụng về tín ngưỡng. Theo tôi rất nên có những cuộc trò chuyện, giao lưu về văn hóa tâm linh và tín ngưỡng thờ Mẫu giúp người dân hay những thanh đồng khác hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu để không đi theo con đường sai lầm và tránh những tình trạng lừa đảo, gian lận trong vấn đề tâm linh, tín ngưỡng” Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, Thủ nhang Đền Đức Thánh Vua Bà Linh từ, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Sự thực, trong các cuộc hội thảo, tọa đàm trước đó, khá nhiều chuyên gia cũng đã đặt ra câu hỏi này. Và theo PGS Nguyễn Thị Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN), người tham gia lập hồ sơ trình UNESCO, cơ quan chuyên môn này cũng đã chuẩn bị những hướng bảo tồn để trình lên cơ quan quản lý.

Cụ thể, trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục hướng tới việc khôi phục những yếu tố lễ hội đã bị mai một theo thời gian của TNTM, cũng như kiểm kê và tư liệu hóa hệ thống hát văn, âm nhạc, hình thức diễn xướng... để mang lại những kiến thức hoàn thiện hơn về các đặc trưng của di sản thế giới này. Và, từ sự nhận diện chân xác ấy, cộng đồng và các "nhà đền" cũng sẽ được từng bước nâng cao kiến thức để tránh đi vào lệch lạc.

Nhưng, dù hiểu biết đến mấy, câu chuyện cố tình lợi dụng TNTM và hầu đồng để trục lợi kiếm tiền vẫn là một bài toán khó giải trong hoàn cảnh hiện tại. Bởi, đây lại là vấn đề của các cơ quan quản lý. Thực tế, trong nhiều năm qua, việc tổ chức thực hành TNTM hoặc các buổi hầu đồng tại hầu hết các địa phương vẫn được "thả nổi" mà chưa chịu sự giám sát của cơ quan nào.

Đáng chú ý, trong số những ý kiến trao đổi ấy, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ: Bản thân những thanh đồng có uy tín, thành tâm thực hành TNTM trong nhiều năm, lại là những người mong mỏi nhất để di sản này đi vào quy củ. "Chính họ là những người có tinh thần hợp tác với các cơ quan quản lý và giới nghiên cứu nhất. Bởi, họ có niềm vui được khẳng định vai trò của mình, sau nhiều năm kiên trì với sự thăng trầm của TNTM" – GS Phạm Chí Bền cho hay.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động