Soạn “kịch bản” ứng phó rủi ro tín dụng
Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng FE CREDIT nỗ lực mang nguồn vốn an toàn đến công nhân các khu công nghiệp Tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, kiểm soát chặt an toàn hệ thống |
Theo Thống đốc, để hạn chế rủi ro từ tập trung tín dụng, hạn chế sở hữu chéo, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn cấp tín dụng theo hướng giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan.
Việc giảm giới hạn cấp tín dụng thời điểm này không hạn chế nguồn vốn tín dụng cấp cho sản xuất kinh doanh mà ngược lại, giúp cho nhiều khách hàng khác có thể tiếp cận được thêm nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
![]() |
Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam+) |
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia, trong đó có trường hợp xử lý khủng hoảng của Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic Bank (Mỹ), hoặc trường hợp Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) và để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng (TCTD) bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: Việc luật hóa quy định về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm tại luật bảo đảm nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận tự nguyện, hợp pháp giữa TCTD và bên có tài sản bảo đảm, trong đó điều kiện tiên quyết là có sự đồng ý cho phép thu giữ tài sản của chủ tài sản. Việc thu giữ tài sản bảo đảm không phải thu giữ “vô điều kiện” mà tổ chức thực hiện thu giữ phải tuân thủ pháp luật và các điều kiện thu giữ quy định tại Luật.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, liên quan đến kiểm soát đặc biệt TCTD, đề nghị rà soát lại trường hợp đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt; đồng thời làm rõ quy định biện pháp đặc biệt báo cáo Quốc hội.
Liên quan đến phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, cơ quan thẩm tra đề nghị báo cáo rõ thêm về tình hình xử lý các TCTD mua bắt buộc và đặt vào kiểm soát đặc biệt trong thời gian qua; làm rõ các nguyên nhân của việc chậm trễ trong quá trình triển khai xử lý các ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng đặt vào kiểm soát đặc biệt…
Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Ủy ban Kinh tế thấy rằng, quy định tại dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở một số quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý nhằm xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 42 là nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp và tập trung trong một thời gian nhất định, vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.
Theo đại diện Ủy ban Kinh tế, cần đánh giá tổng thể, khách quan bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với công tác xử lý nợ xấu, từ đó hoàn thiện các quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế, bảo đảm hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế trên nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung phù hợp trong điều kiện bình thường.
Nên xem

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Xử lý “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm
Tin khác

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!
Tài chính 21/09/2023 08:57

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ
Tài chính 19/09/2023 10:54

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023
Tài chính 15/09/2023 16:04

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng
Tài chính 15/09/2023 12:56

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”
Tài chính 14/09/2023 10:03

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ
Tài chính 11/09/2023 11:13

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD
Kinh tế 30/08/2023 11:29

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt
Tài chính 29/08/2023 12:49

Chờ đợi gì từ Thông tư 06?
Tài chính 29/08/2023 10:15

Câu chuyện tín dụng và “văn hóa” yêu nước
Tài chính 25/08/2023 19:36