Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục dành vốn tín dụng cho dự án đủ điều kiện pháp lý Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh làm tốt công tác kiểm tra, giám sát vốn tín dụng |
Trong tháng 4, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. (Ảnh: VP). |
Ước tính đến cuối tháng 4, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính đạt 4.980 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,0% so với thời điểm kết thúc năm 2022, trong đó tiền gửi đạt 4.577 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 2,2%; phát hành giấy tờ có giá đạt 403 nghìn tỷ đồng, tương đương tháng trước và cuối năm trước.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung vào việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ước tính đến cuối tháng 4, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.032 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 2,9% so với thời điểm kết thúc năm 2022, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.202 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 2,9%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.830 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 3%.
Các tổ chức tín dụng tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,9% trong tổng dư nợ và 2,1% tổng dư nợ cho vay.
Về dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 19,6% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,2%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9,1%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,2%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,4%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,4%.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai các chính sách, biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định, xem xét cho khách hàng vay mới, vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm phí các dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40