Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục giảm mạnh
Hà Nội ghi nhận thêm 55 ổ dịch sốt xuất huyết mới Hà Nội ghi nhận 42 ổ sốt xuất huyết mới Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới |
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 23 đến 30/12), Thành phố ghi nhận 366 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 14,3% so với tuần trước đó) và không có ca tử vong. Bệnh nhân ghi nhận tại 25/30 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số đơn vị có số mắc cao, như: Hà Đông (109 ca), Ba Đình (79 ca), Nam Từ Liêm (28 ca), Phú Xuyên (22 ca).
![]() |
Phun thuốc phòng, chống dịch sốt xuất huyết. (Ảnh: Hùng Sơn) |
Như vậy, trong năm 2022, Hà Nội ghi nhận 19.581 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 25 ca tử vong. So với năm 2021, số ca mắc trong năm 2022 tăng gấp 5,8 lần và tăng 25 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 567/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi rút Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.
Ngoài ra, trong tuần qua Thành phố cũng ghi nhận thêm 4 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 2 quận: Đống Đa (2 ổ dịch), Hai Bà Trưng (2 ổ dịch). Như vậy, trong năm 2022, Thành phố đã ghi nhận 1.432 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 23 ổ dịch đang hoạt động tại 7 quận, huyện.
Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua tiếp tục ghi nhận giảm so với tuần trước. Dù vậy, dự báo trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã. Do đó, người dân không được chủ quan mà cần tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Để hạn chế số ca mắc mới, CDC Hà Nội kêu gọi người dân phối hợp diệt muỗi, diệt bọ gậy, loăng quăng, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, tích cực vệ sinh môi trường, không cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển.
Về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, CDC Hà Nội cho rằng, Thành phố cần tiếp tục chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Bên cạnh đó, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại các khu vực ổ dịch một cách triệt để, bảo đảm các chỉ số côn trùng dưới ngưỡng (BI<20) mới được coi là đạt và được phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, bảo đảm tỷ lệ phun đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế.
Mặt khác, duy trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt xử lý nghiêm tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Giá vàng hôm nay (14/4): Vàng trong nước vẫn duy trì ở mức rất cao

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Nhận định Atletico Madrid vs Real Valladolid: Chủ nhà nắm ưu thế tuyệt đối

Nhận định Napoli vs Empoli: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41