Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô

(LĐTĐ) “Năm nay liệu có về ăn mừng ngày lễ Quốc khánh được không con nhỉ?” - từ quê, gia đình tôi gửi tin nhắn hỏi han. Kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn sinh viên cũng không được về nhà. Lần đầu sống một mình nơi Thủ đô đang căng mình chống dịch Covid-19 và chuẩn bị đón Tết Độc lập xa nhà quả thực có nhiều cảm xúc khó tả…
Người lao động chính thức có 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng

Ở nhà là yêu nước

Chiều 6/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố do tình hình dịch còn khó lường, nhiều ca chưa rõ nguồn lây, không có biểu hiện dịch tễ. Như vậy, những người lao động bình thường tiếp tục tình trạng đóng băng, học sinh, sinh viên chưa kịp về nhà vẫn ở lại Hà Nội để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô
Các sinh viên cùng các tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể tham gia công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 Ảnh: VO

Ở nhà trong những ngày giãn cách xã hội, thiết nghĩ nhiều bạn sẽ rơi vào tình trạng lúng túng vì có quá nhiều thời gian. Nhiều trường trung học, đại học đã tổ chức học theo hình thức online để vừa đảm bảo chống dịch, vừa bổ sung, tăng cường kiến thức cho các bạn học sinh, sinh viên. Tạm ngưng dòng chảy vội vã, nhịp nhàng của cuộc sống, đây lại là khoảng thời gian lý tưởng để tôi trau dồi, rèn luyện bản thân, bổ sung những kỹ năng còn thiếu và hoàn thành các dự án đặt ra. Cũng như nhiều bạn sinh viên, tôi nghĩ ở nhà sẽ không chán nản nếu mỗi người biết cách sắp xếp, tận dụng thời gian hợp lí. Với một sinh viên năm 2 như tôi, đây là thời gian tốt để học hỏi, còn với các anh chị sinh viên năm cuối, vừa bồn chồn vì dịch bệnh, vừa nhớ nhung khi không được về nhà. “Chị thấy khá lo lắng vì hai năm gần đây Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, việc thực tập hay tìm kiếm công việc còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng dịch bệnh sẽ sớm qua để sinh viên năm cuối như chị có thể an tâm hơn về việc học cũng như tìm kiếm nơi làm việc thích hợp” - chị Đoàn Ánh Giao, sinh viên năm cuối Đại học Thương mại chia sẻ. Không chỉ chị Giao, các sinh viên sắp ra trường cũng có chung cảm xúc như chị, vừa bồn chồn vì dịch bệnh, vừa không muốn cha mẹ ở quê lo lắng vì học và tìm kiếm việc trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn.

“Bên cạnh thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm việc thực hiện giãn cách xã hội, một số sinh viên còn xin Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp chính quyền tham gia công tác thiện nguyện và tình nguyện viên trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19. Phát huy tinh thần xung kích, phát huy tinh thần “ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên, các bạn sinh viên tình nguyện đã, đang góp phần cùng Thành phố đẩy lùi đại dịch”.

Không chỉ các sinh viên trong nước, các du học sinh đến Việt Nam học tập cũng trong tình trạng mắc kẹt khi Hà Nội siết chặt các biện pháp nhằm cách ly xã hội. Cụ thể, các du học sinh Lào tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang rất khó khăn và cảm thấy nhớ nhà khi không được về thăm quê hương. Do giãn cách xã hội, nhóm sinh viên người Lào không thể ra ngoài mua lương thực, lãnh đạo quận Cầu Giấy và phường Dịch Vọng Hậu đã trao hỗ trợ cho các sinh viên Lào đang theo học và ở ký túc xã tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Anh Bouavanh Singhavong chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất ấm áp khi được những người Việt Nam hỗ trợ và quan tâm trong dịch bệnh. Dù còn nhiều khó khăn, bất tiện, chúng tôi cũng yên tâm học và làm việc hơn trong những ngày cách ly xã hội”. Giữa những ngày cả nước đang căng mình chống lại đại dịch mới thấy trân trọng nghĩa tình, tấm lòng nhân hậu của người Việt Nam, không chỉ thấu hiểu nỗi lòng của những người con xa quê mà còn tận tình giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn nơi xứ người…

Trong những ngày giãn cách xã hội, mỗi bạn sinh viên ở các hoàn cảnh, tình huống khác nhau lại có những suy nghĩ, tâm trạng khác nhau. Song, mỗi người đều có điểm chung là hướng về gia đình và ý thức được trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh, mỗi người đều vì cái chung, lựa chọn hy sinh mong ước cá nhân để góp sức cùng đất nước chống dịch.

Tết Độc lập đặc biệt

Chỉ vài ngày nữa là đất nước Việt Nam sẽ kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Hiện nay, dịch bệnh vẫn tồn tại, các ca mắc còn khó lường, nên năm nay Thủ đô Hà Nội sẽ không tưng bừng, náo nhiệt đón chào ngày lễ lớn như mọi năm. Tôi nhớ những năm trước, mỗi khi đến Tết Độc lập, cả nhà thường quây quần tổ chức đi chơi, ngắm cảnh đất nước hoặc cùng nhau sum vầy bên mâm cơm thịnh soạn. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường gọi là “Ngày Độc lập”, “Lễ Độc lập”, “Quốc khánh” song chưa coi đó là một ngày Tết như ở đất nước Việt Nam. Có lẽ chỉ người Việt mới hiểu từ “Tết” ẩn chứa bao sự thiêng liêng, ấm áp, bao mong ước về những điều tốt đẹp sẽ đến. Tôi ước được như mọi năm, đón không khí tươi vui, rộn ràng, náo nức, đi bộ dưới những con đường rợp cờ đỏ sao vàng và buổi tối hòa vào dòng người cùng chung tâm trạng rạo rực.

Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô
Ảnh: VO

Có lẽ chưa bao giờ sau 76 năm, những con đường Việt Nam chìm vào im lặng, những ngôi nhà, ngọn núi, bờ sông vắng tiếng nói cười chào mừng ngày lịch sử của dân tộc. Những năm trước, ngày này tôi cùng gia đình thường ngồi xem những cuộc diễu binh, xem dâng hương tại tượng đài Bác Hồ, xem các Đoàn dâng hoa, dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ, xem các chương trình phim tài liệu tái hiện lại giây phút Bác Hồ trên Quảng trường Ba Đình lịch sử đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa…

Đất nước không còn những ngày tháng khói lửa chiến tranh, cả dân tộc đồng lòng hiệp sức, quyết hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ. Song trong thời bình, đất nước và toàn thể nhân dân đang đối mặt với kẻ thù âm thầm còn nguy hiểm hơn gấp bội là đại dịch Covid-19. Dịch bệnh có thể hủy diệt hàng triệu con người, làm nền kinh tế trì trệ, nhiều quốc gia phải ra lệnh phong tỏa các khu vực tâm dịch, khiến cuộc sống của hàng trăm nghìn người lao động sống trong cảnh lao đao. Lúc này, phòng, chống dịch là điều quan trọng nhất, đảm bảo an toàn cho cá nhân và xã hội là điều quan trọng nhất.

Có thể năm nay, đất nước cũng như Thủ đô sẽ không tổ chức Quốc khánh long trọng như những năm trước, không có đoàn người rộn ràng nơi khu phố lớn, những người con xa nhà cũng không có dịp trở về quây quần bên gia đình. Tuy vậy, ngày Quốc khánh năm nay sẽ là một ngày đặc biệt. Mọi nguồn lực dành cho hệ thống y tế, hệ thống an ninh đang căng mình chống dịch và bảo vệ người dân, những gói trợ cấp xã hội đã kịp thời cứu trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mọi công dân của nước Việt từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ, không phân biệt địa vị, tôn giáo, vùng miền đều chung tay cống hiến sức mình chống dịch…

Dường như, thế hệ sinh viên trẻ chúng tôi cảm thấy sống dậy những năm tháng cả dân tộc cùng chiến đấu, cùng đoàn kết vì lợi ích lớn lao của đất nước và nhân loại, lựa chọn ở nhà là yêu nước. Dù rất muốn được trở về sum họp với gia đình, song tôi nhận ra, ngày Tết Độc lập không nhất thiết phải tổ chức tưng bừng, điều quan trọng trong thời điểm hiện tại là chung sức đồng lòng cùng nhân dân Thủ đô quyết tâm đẩy lùi Covid-19, để Hà Nội sẽ lại được đón những ngày lễ, Tết theo đúng nghĩa. /.

Minh Nguyệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động