Sĩ quan Việt Nam tự hào tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế

LĐTĐ -Tham gia giữ gìn hòa bình thế giới, hai sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết phải hoàn thành nhiệm vụ với Liên Hợp Quốc và đất nước, xứng đáng là "đại sứ hòa bình" của dân tộc.

Ngày 27/5, trong buổi lễ ra mắt Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, hai sĩ quan đầu tiên được cử đi làm làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ví như đại diện truyền đi thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Hơn 10 năm công tác ở Cục đối ngoại của Bộ Quốc phòng, Trung tá Trần Nam Ngạn (42 tuổi) đã quen với công việc đàm phán song phương, đa phương. Hàng chục lần tháp tùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng đi công tác nước ngoài với vai trò phiên dịch, anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ở những cương vị khác nhau. Hàng năm, anh tham gia đón đoàn quân đội các nước sang thăm Việt Nam.

Tran-nam-ngan-1594-1401200257.jpg

Trung tá Trần Nam Ngạn có hơn 10 năm công tác ở Cục đối ngoại của Bộ Quốc phòng. Ảnh: Hoàng Thùy.

"Là một trong hai người được lựa chọn đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới, tôi vừa tự hào, vừa cảm nhận được trọng trách nặng nề. Bởi chúng tôi không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ với Liên Hợp Quốc, mà còn phải làm tốt nhiệm vụ đối với quân đội, với đất nước", trung tá Ngạn nói.

Tốt nghiệp Học viện Khoa học quân sự và công tác ở Viện Quan hệ Quốc tế về quốc phòng, Trung tá Mạc Đức Trọng (43 tuổi) cũng tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình lần này. Từng được chọn đi học Trường Lục quân ở Ấn Độ, trung tá Trọng về nước, tham gia tổ chức nhiều sự kiện đối ngoại của Bộ Quốc phòng.

Năm 2005, anh tham gia khóa đào tạo quan sát viên quân sự Liên Hợp Quốc tại Australia. Ở đó, anh được huấn luyện kỹ năng đàm phán, kỹ năng sinh tồn... Sau khóa học, anh lại được tham gia khóa hỗ trợ về gìn giữ hòa bình của Anh, rồi khóa đào tạo giảng viên gìn giữ hòa bình ở Mông Cổ.

mac-duc-trong-1433-1401200257.jpg

Trung tá Mạc Đức Trọng công tác nhiều năm ở Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng, có nhiều năm nghiên cứu về gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.

Là hai sĩ quan đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế, cả Trung tá Ngạn và Trọng đều đã được chuẩn bị chu đáo. Theo Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn, hai sĩ quan được tham gia nhiều khóa học trực tiếp và online về gìn giữ hòa bình do chuyên gia của Liên Hợp Quốc đứng lớp. Ngoài ra, các anh còn được trang bị tiếng Anh để đảm bảo yêu cầu công việc.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là đi làm sĩ quan liên lạc, tức là giúp cho phái bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, liên hệ công tác với các cơ quan cũng như các tổ chức quốc tế tại đây. Với kinh nghiệm công tác nhiều năm, chúng tôi tự tin mình sẽ làm tốt", hai vị trung tá chia sẻ.

Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam là thành viên tin cậy tích cực của cộng đồng quốc tế, là bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thể hiện được Việt Nam nói đi đôi với làm, dù đất nước còn nghèo, còn nhiều việc phải lo.

Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam sẽ phát triển đảm bảo đủ năng lực để tổ chức huấn luyện, điều khiển, chỉ huy, cũng như hiệp đồng tất cả các hoạt động liên quan đến gìn giữ hòa bình. Bên cạnh hoạt động thực tế, hoạt động về huấn luyện đào tạo con người cũng sẽ được chuẩn bị lâu dài.

"Việc chuẩn bị các sỹ quan đủ trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, công binh, quân y trình độ kiến thức quân sự, đặc biệt là các kiến thức về hoạt động gìn giữ hòa bình là rất quan trọng. Đây là nhiệm vụ chính của trung tâm gìn giữ hòa bình trong thời gian tới", Tướng Vịnh nói.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc cử người đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế sẽ tạo điều kiện để sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, đồng thời chuẩn bị cho các bước đi sau - khi Việt Nam gửi đi số quân đông hơn, đội hình lớn hơn. 

Lực lượng của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sẽ chỉ đặt dưới sự điều hành của Liên Hợp Quốc, tuân thủ luật pháp trong nước, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, được triển khai theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an trên cơ sở thỏa thuận hòa bình và nhất trí của các bên liên quan, đồng thời tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

"Chúng ta hội nhập một cách đầy đủ, thực sự không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động thiết thực", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay.

Theo VnE

Nên xem

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.

Tin khác

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở Công Thương thành phố Hà Nội và Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong này làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch

Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp” diễn ra ngày 16/5 do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận về cải tiến sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và nâng cao chất lượng tư vấn, nhằm củng cố niềm tin của công chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc.
Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

(LĐTĐ) Lường trước được “độ khó” của công tác giải phóng mặt bằng, nên ngay từ khi đầu tư, mở rộng quốc lộ 6 dài 21,7 km đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) với tổng số vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Thành phố đã phải tính thời gian hoàn thành lên tới trên 5 năm (khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành năm 2027). Thi công gần 22 km, mà thời gian dự kiến hoàn thành lên tới trên 5 năm, và với đà này, chưa chắc đến năm 2027, dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6 hoàn thành đúng kế hoạch.
Xem thêm
Phiên bản di động