Sẽ nghiên cứu mức phụ cấp tương xứng cho nhân viên y tế, kế toán trường học
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9 Đại biểu đề nghị quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở |
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội.
Theo đó, trong sáng cùng ngày (9/11), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày báo cáo tóm tắt dự thảo Luật trước Quốc hội. Các đại biểu đã thảo luận tại tổ nội dung chính của dự thảo này. “Dự thảo Luật Nhà giáo trong thời gian qua đã nhận được sự ủng hộ đồng thuận cao của xã hội”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.
Khi xây dựng Luật, Bộ đã tuân thủ, bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng Luật được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo là Luật không chỉ nhằm quản lý mà còn để phát triển, kiến tạo với lực lượng nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục, quyết định chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo. Các nhà giáo không chỉ được coi là các viên chức mà còn là người thầy, người truyền bá tri thức, phát triển con người và nguồn nhân lực cho đất nước.
Luật được xây dựng cũng nhằm đóng góp phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo phù hợp với bối cảnh mới, sự đổi mới toàn diện của ngành giáo dục, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo nhận được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vui mừng, phấn khởi khi Tổng Bí thư Tô Lâm (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) phát biểu tại tổ đã nhấn mạnh dự thảo Luật có vai trò hết sức quan trọng. Nội dung của dự thảo Luật được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh các nội dung cần làm sâu sắc và nâng tầm. Cụ thể: Thứ nhất là quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.
Thứ hai là làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, đủ trường lớp.
Thứ ba là làm rõ và làm sâu sắc hơn quan điểm người thầy, các nhà giáo cũng là các nhà khoa học. Ngoài việc truyền bá tri thức, họ cũng phải tự học, tự nghiên cứu để phát triển tri thức, thích ứng với những yêu cầu mới.
Thứ tư là yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị sơ kết Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã có nội dung rất quan trọng là từng bước đưa Tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Người thầy cũng phải có cách tiếp cận để hội nhập quốc tế, trước hết là phải được trang bị năng lực ngoại ngữ, Tiếng Anh, năng lực khác để hội nhập quốc tế, năng lực số để sử dụng công cụ tiên tiến trong giáo dục.
Cuối cùng, Tổng Bí thư nhấn mạnh, chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. Chúng ta nói về học tập suốt đời và mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể học. Vì vậy, một người thầy giỏi, có năng lực và trình độ cao thì cũng nên có chế độ chính sách để họ có thể cống hiến không kể tuổi tác.
Và đặc biệt là quan tâm tới chế độ, chính sách đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những điều đó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
"Với tinh thần đó, Bộ nghiêm túc và cầu thị trong tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo Luật, báo cáo Chính phủ để có thể trình được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới, đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng trả lời câu hỏi của báo giới về việc thu nhập của đội ngũ nhân viên y tế và kế toán trường học hiện chưa tương xứng với công việc nhiệm vụ được giao.
Theo đó, lực lượng này là các viên chức làm việc tại trường học, nhưng không được hưởng chính sách ưu đãi của nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, phối hợp tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi một số chính sách tiền lương với đội ngũ viên chức ngành giáo dục, qua đó đề xuất cho lực lượng này hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí việc làm tương xứng với tính chất và mức độ phức tạp của công việc, góp phần cải thiện thu nhập.
Ngoài ra, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu có chính sách đặc thù cho lực lượng viên chức, nhân viên trường học nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02