Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhiều tín hiệu đáng mừng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 10/2022 ước đạt 33,3 nghìn ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Về lĩnh vực thủy sản, tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 7.450,7 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ, sản xuất nông nghiệp trong tháng 10 tập trung vào chăm sóc, thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông trên cả nước và gieo trồng cây màu vụ đông ở phía Bắc. Chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực; nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng; tuy nhiên, khai thác thủy sản biển gặp khó khăn do thời tiết ngư trường không thuận lợi cho việc đánh bắt xa bờ.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, vụ lúa mùa năm 2022 cả nước gieo cấy được 1.557 nghìn ha, bằng 99,9% vụ mùa năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.023,2 nghìn ha, bằng 98,2%; các địa phương phía Nam đạt 533,8 nghìn ha, bằng 103,2%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhiều tín hiệu đáng mừng
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm (tính đến trung tuần tháng 10/2022).

Tính đến trung tuần tháng 10, cả nước thu hoạch được 893,1 nghìn ha lúa mùa, chiếm 57,4% diện tích gieo cấy và bằng 87,9% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc thu hoạch được 614,1 nghìn ha, chiếm 60% và bằng 79,6%; các địa phương phía Nam thu hoạch được 279 nghìn ha, chiếm 52,3% và bằng 114,3%.

Tiến độ thu hoạch lúa mùa năm nay ở các địa phương phía Bắc chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do tác động của hiện tượng La Nina - thời tiết mát hơn làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây lúa vụ đông xuân nên ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy và thu hoạch lúa mùa. Ước tính năng suất lúa mùa đạt 52,66 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so với vụ mùa năm 2021; sản lượng đạt 8,2 triệu tấn, tăng 144 nghìn tấn.

Đến giữa tháng 10, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 637,5 nghìn ha lúa thu đông, bằng 90,7% cùng kỳ năm trước. Đến nay, toàn vùng đã thu hoạch 279,2 nghìn ha, chiếm 43,8% diện tích gieo cấy và bằng 95,7% cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa còn lại hiện nay chủ yếu ở giai đoạn chắc xanh đến chín, sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Tiến độ gieo trồng màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc đạt thấp hơn so với cùng kỳ do thời tiết không thuận lợi, nhiều vùng bị ngập úng cùng với đó hiệu quả kinh tế từ các loại cây ngô, khoai lang, lạc không cao nên nông dân thu hẹp sản xuất.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Hiện tại đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung tái đàn, tăng đàn, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để cung ứng nguồn thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Để ổn định thị trường sản xuất và tiêu thụ thịt trong nước, cần thực hiện quyết liệt và đồng thời nhiều biện pháp, chính sách chống đầu cơ, thao túng giá, đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhiều tín hiệu đáng mừng
Tốc độ tăng/giảm số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 10/2022 so với cùng thời điểm năm trước.

Tính đến ngày 24/10/2022, cả nước không còn dịch lợn tai xanh; dịch cúm gia cầm còn ở Nghệ An; dịch lở mồm long móng còn ở Hà Tĩnh, Gia Lai; dịch viêm da nổi cục còn ở Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bến Tre và dịch tả lợn châu Phi còn ở 18 địa phương chưa qua 21 ngày.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 10/2022 ước đạt 33,3 nghìn ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 7,8 triệu cây, tăng 2%; sản lượng củi khai thác đạt 1,5 triệu ste, tăng 0,7% sản lượng gỗ khai thác đạt 1.876,3 nghìn m3, tăng 6%. Sản lượng gỗ khai thác tăng cao so với cùng kỳ năm trước do hoạt động chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ tăng khá, nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tăng, giá gỗ keo tăng cao so cùng kỳ. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng so với cùng kỳ năm trước là: Quảng Trị tăng 64,9%; Thanh Hóa tăng 16,6%; Nghệ An tăng 13,5%.

Tính chung 10 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 227 nghìn ha, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 78,3 triệu cây, tăng 5%; sản lượng củi khai thác đạt 15,4 triệu ste, tăng 0,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 15,6 triệu m3, tăng 6,2%.

Với lĩnh vực thủy sản, sản lượng thủy sản tháng 10 ước đạt 815,9 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, cá đạt 583,5 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 123,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; thủy sản khác đạt 109,2 nghìn tấn, tăng 2,1%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhiều tín hiệu đáng mừng
Sản lượng thủy sản 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 517,5 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 352,8 nghìn tấn, tăng 4,4%; tôm đạt 109,6 nghìn tấn, tăng 4,3%.

Sản lượng thu hoạch của cá tra trong tháng tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước do cá tra là mặt hàng có lợi thế phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trên thế giới trong bối cảnh lạm phát tăng cao cùng với đó giá cá tra ổn định giúp người nuôi có lãi. Sản lượng cá tra trong tháng ước đạt 168,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá tôm nuôi cao và duy trì ở mức ổn định từ các tháng đầu năm 2022, cùng với việc phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh giúp tăng sản lượng tôm nuôi. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng 10 ước đạt 75,9 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 25,3 nghìn tấn, tăng 0,8%.

Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước đạt 298,4 nghìn tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 230,7 nghìn tấn, giảm 0,6%; tôm đạt 13,6 nghìn tấn, giảm 0,7%; thủy sản khác đạt 54,1 nghìn tấn, giảm 0,9%. Sản lượng thủy sản khai thác biển ước đạt 279,9 nghìn tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ do điều kiện thời tiết ngư trường trong tháng 10 không thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động