Sân khấu Hà Nội: Ngọn lửa luôn được thắp sáng
Kịch cổ điển thế giới trở lại sân khấu Hà Nội với ‘chiếc áo’ mới | |
Danh hài Thuý Nga kể chuyện đời trên sân khấu Hà Nội |
Theo Nghệ sĩ nhân dân Bùi Thanh Trầm – Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội, hiện thực đời sống thế kỷ 21 thay đổi toàn diện và liên tục phát triển nên muốn có những tác phẩm tương xứng với cuộc sống đương đại buộc các đơn vị sân khấu phải thay đổi cách cảm nhận, cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách phản biện và cách phản ánh hiện thực. Trong đó, cần phải sáng tạo ra những ngôn ngữ hình thể mới, giàu sức biểu cảm trong sự phối kết hợp tương thích với sáng tạo của các thành phần nghệ thuật và các yếu tố kỹ thuật hiện đại cùng tham gia xây dựng vở diễn để thể hiện tốt nhất đời sống của nhân vật.
Vở kịch “Lịch sử ngàn năm” của Nhà hát Kịch Hà Nội (ảnh: Nhà hát Kịch Hà Nội) |
Ngoài ra, tác phẩm sân khấu ngày nay không nhất thiết phải có cốt truyện song nhất thiết phải tái hiện, tái tạo, xây dựng được những tình huống thích hợp giàu kịch tính, được đặt trong những hoàn cảnh phát triển lịch sử cụ thể của nhân vật. Trong những tình huống “éo le” ấy, con người - nhân vật phải tích cực hành động ứng xử để thích nghi, chinh phục, vượt qua tình huống...
Thời gian qua, khán giả Thủ đô được biết đến nhiều vở diễn chất lượng, mỗi một vở diễn có cách khai thác đề tài, khoảng thời gian khác nhau, song nhìn trung đều khắc họa một Hà Nội kiên cường, anh dũng, con người hào hoa, phong nhã và luôn hướng về Tổ quốc. Có thể khẳng định được rằng, những tác phẩm nghệ thuật sân khấu thành công bao giờ cũng mang lại cho người xem những hiểu biết mới mẻ, những khám phá thú vị, những điều sâu kín, tế nhị từ trong chiều sâu và chiều rộng của cuộc sống, của lòng người, đem lại cho họ một niềm ước mơ, khát vọng đẹp đẽ và cao thượng cần vươn tới và chiếm lĩnh, vượt qua những khó khăn gay gắt về đời sống, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán bão lụt liên miên; vượt qua những thiếu thốn và nghèo nàn của trang bị vật chất và kỹ thuật; vượt qua những bước thăng trầm do tình hình sân khấu có những biến động phức tạp, đội ngũ sân khấu Thủ đô đã phần nào đáp lại lòng tin yêu của khán giả.
Góp phần vào sự thành công của sân khấu Thủ đô không thể không kể đến những đóng góp tích cực của Hội Sân khấu Hà Nội. Những năm gần đây, Hội Sân khấu Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng với những thành tích đáng tự hào. Từ một tập thể chỉ từ 350 hội viên năm 2010, đến nay đã lên tới 500 hội viên, trong đó có hàng trăm hội viên được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng của Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, giải thưởng của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam…
Nghệ sĩ nhân dân Bùi Thanh Trầm khẳng định: “Trong những năm qua Ban chấp hành Hội Sân khấu Hà Nội nhận thức được điều quan trọng rằng, mọi thành tựu đổi mới của nghệ thuật Sân khấu Hà Nội phải được bắt đầu từ khâu kịch bản, từ tác giả văn học, vì như tiền nhân đã dạy “không có bột, không gột nên hồ”, không có kịch bản hay thì không có vở diễn hấp dẫn, dù vai trò đạo diễn và diễn viên rất quan trọng”.
Mặt khác, muốn có tác phẩm văn học hay thì tác giả phải có vốn sống, phải được sống trong thực tế, sống trong công cuộc đổi mới của đất nước, sống với những con người làm nên lịch sử đổi mới của Hà Nội. Do đó, trong những năm qua, Hội Sân khấu Hà Nội đã vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh chung, của gia đình riêng để tiến hành đưa các tác giả tới một số vùng điển hình ở ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận như Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh… để tác giả có nhận thức mới, cảm xúc mới với hiện thực sống mới của cuộc sống đương thời…
Hơn nữa, để những chuyến đi thâm nhập thực tế hoá thành những tác phẩm có chất lượng cao, Ban Chấp hành Hội đã triển khai “mở trại” để các tác giả có điều kiện chuyên tâm sáng tạo ra những hình tượng tâm huyết của mình. Sau các đợt mở trại sáng tác, Hội nghệ sĩ Sân khấu Hà Nội đã có nhiều tác phẩm ra đời, được các nhà hát dàn dựng, tham gia liên hoan, hội diễn, đoạt nhiều giải thưởng của các cấp ngành, giúp cho uy tín nghệ sĩ sân khấu Hà Nội được nâng cao. Trong các tác giả đạt nhiều thành tích này có các tác giả Quý Hiền, Trần Trí Trắc, Ngọc Thụ, Lệ Dung, Đặng Hiển, Văn Sử,…
Nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm, ngoài việc đi thực tế, mở trại, Ban Chấp hành Hội Sân khấu Hà Nội còn tiến hành những cuộc hội thảo, toạ đàm mang tính lý luận, khoa học sâu sắc, thiết thực với các nghệ sĩ. Thông qua các hội thảo, toạ đàm này với nhiều bài tham luận, phát biểu của các nhà lý luận, phê bình, các nhà quản lý sân khấu có uy tín trong nước và Hà Nội, làm cho các tác giả, nghệ sĩ nhận thức được nhiều điều bổ ích cho sự nghiệp sáng tác của mình.
Bên cạnh đó, Ban chấp hành Hội còn tổ chức những cuộc bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho các nghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ bằng những buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm của các nhà lý luận, các nghệ sĩ cao tuổi, các chuyên gia sân khấu của Trung ương và Hà Nội. Qua những đợt bồi dưỡng kiến thức này, các nghệ sĩ trẻ Hà Nội đã trưởng thành hơn, làm cho họ thêm say mê nghề nghiệp, bớt đi những nỗi buồn của sân khấu trong cơ chế thị trường.
Trong phạm vi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật sân khấu, Hội Sân khấu Hà Nội đã thực hiện một quy trình khoa học khép kín: Đi từ nhận thức tư tưởng về đường lối văn hoá – văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới tới thâm nhập thực tế làm giàu vốn sống – mở trại sáng tác, bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho nghệ sĩ trẻ và hội thảo khoa học; không khí sáng tạo được nuôi dưỡng liên tục; ngọn lửa đam mê trong các tác giả luôn luôn được thắp sáng, làm cho tác phẩm ngày một nâng cao giá trị đổi mới, hữu ích và bản lĩnh sáng tạo của nghệ sĩ thêm hoàn thiện, chuyên nghiệp.
Với những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, với tài năng, trí sáng tạo và lòng say mê nghệ thuật của anh chị em văn nghệ sĩ, sự quan tâm, mong chờ của đông đảo khán giả, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng sân khấu Thủ đô trong thời gian tới sẽ có những tác phẩm mới ngang tầm với thời đại, mang đậm đà bản sắc của vùng đất hơn một ngàn năm văn hiến, xứng đáng là trung tâm của nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29