Khán giả cần gì ở sân khấu đương đại?

(LĐTĐ) Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ.
khan gia can gi o san khau Trải lòng nghề đạo diễn sân khấu
khan gia can gi o san khau Hướng đi nào cho sân khấu Thủ đô?

Từ khi bắt đầu bén duyên với sân khấu với vai trò người viết kịch bản, tôi hay bỏ thời gian đến xem những buổi diễn doanh thu, chứ không phải chỉ là những buổi tổng duyệt hay báo cáo với rộn ràng lẵng hoa cùng những lời chúc. Những buổi tổng duyệt hay báo cáo hẳn nhiên gần như luôn thành công với khán phòng đầy kín khán giả. Điều này dễ hiểu, vì đó là buổi diễn không bán vé và khán giả đến bằng giấy mời. Những buổi diễn doanh thu mới đem lại cho tôi phần nào lời giải đáp cho câu hỏi, khán giả cần gì ở sân khấu.

khan gia can gi o san khau
Khán giả ngày nay cần một không khí sân khấu mới (N.T.T)

Trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi ấy, rõ ràng khán giả cần rất nhiều. Ngày hôm nay, khán giả cần một không khí sân khấu, nơi họ không tìm thấy trước màn ảnh nhỏ hay trên mạng. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng xem kịch qua màn hình cũng không khác gì xem bóng đá trên đó, không thể tạo ra không khí cuồng nhiệt được. Mà rõ ràng, trên màn hình nhỏ, mọi bàn thắng hay pha bóng đẹp đều được quay lại, còn có giọng của bình luận viên giúp cho khán giả có thêm thông tin về trận đấu. Sân khấu cũng vậy, để có thể kéo khán giả trở lại, chỉ có thể bằng chính không khí sân khấu.

Nhưng không khí sân khấu để làm gì, khi mà ngày hôm nay, khán giả có quá nhiều phương tiện giải trí khác, tiện hơn và rẻ hơn rất nhiều? Câu hỏi này đã nhiều người đặt ra, nhưng đó là cách hỏi để mà trả lời một cách có vẻ như rất nguỵ biện. Khán giả ngày hôm nay quá thông minh và nhanh nhạy, lại không dễ thoả mãn với những dạng thức giả nghệ thuật dễ dãi. Nói như thế không phải khán giả xưa là dễ dãi, bởi khán giả xưa lại sành điệu kiểu khác, đến mức chỉ cần nghe một tiếng đàn chệch nhịp hay một dây đàn chưa chuẩn là phát hiện ra ngay.

Khán giả ngày nay và khán giả của ngày xưa đều có mong muốn rằng sân khấu phải nói hộ nỗi lòng của mình. Đó cũng chính là lý do vì sao các chương trình Táo quân của truyền hình được khán giả đón chờ, dẫu rằng đó chỉ là những chặp hài vụn vặt được dàn dựng công phu. Không khí sân khấu ngày hôm nay, đa phần, đều xa rời với cái mong muốn của khán giả, hoặc nếu có chỉ dừng lại ở những tình huống đơn lẻ, những câu thoại được cài cắm rời rạc.

Đến đây, ắt nhiều người đổ cho những lý do khách quan như kịch về đề tài hiện đại khó được chấp nhận, hay các đoàn nghệ thuật tránh né những vấn đề nhạy cảm. Nghĩ thế thì đơn giản quá, và phần nào đó là những suy nghĩ không được khách quan về các nhà hát, các đoàn nghệ thuật. Bởi bản thân tác phẩm ấy, bắt đầu từ kịch bản, chưa đủ sức để khiến những người chịu trách nhiệm chính về vở diễn thấy rung động để bằng mọi giá phải thực hiện bằng được.

Những kịch bản hiện đại ấy đa phần đều dừng lại ở mức độ phản ảnh hiện thực, giễu nhại một chút, sâu cay một chút, chứ chưa đủ khái quát ra một típ nhân vật điển hình, chưa dự báo được tương lai, chưa đem lại những trải nghiệm. Và đề tài thì vô cùng, con cáo đen vẫn thuộc về người bắt được nó, cho nên nếu câu chuyện hiện đại chưa đủ độ lùi để chiêm nghiệm, thì người ta vẫn có thể mượn tích xưa nói chuyện nay. Chứ cứ viết về đề tài lịch sử hay dân gian chỉ để nói chuyện xưa thì việc không có khán giả là điều tất nhiên.

Ít năm trước, tôi có viết kịch bản cho một số chương trình hài kịch, và khán giả vẫn đến kín rạp, bởi nhu cầu được vui vẻ lúc đó là rất cao. Vài năm nay, những chương trình hài kịch như thế không còn đủ sức kéo khán giả đến rạp nữa, dù nhu cầu giải trí của khán giả chưa bao giờ giảm đi. Là bởi sau một thời gian, nhu cầu giải trí của khán giả sẽ thay đổi một chút, nhưng cái thay đổi ấy diễn ra từ từ nên nhiều khi, người làm sân khấu khó mà nhận ra được, và đến lúc nhận ra được thì đôi khi đã quá muộn. Người ta không chỉ cần cười từ đầu đến cuối chương trình nữa, người ta cần thêm những gì sâu lắng mà nhẹ nhàng, cần những mẫu nhân vật lạ đến mức chưa gặp bao giờ ngoài đời thực mà vẫn thấy như gần gũi lắm.

Có một lần, một khán giả thân thiết hỏi tôi lịch diễn chèo rồi mua vé đi xem. Sau buổi diễn, cô ấy nhắn với tôi rằng em thích vở này do trong đó có nhân vật dạng soái ca, yêu nhiệt thành và chấp nhận người yêu mình sau khi nàng đã là phi của một vị vua, lại bảo, em ước mơ cũng có một người tình như thế. Tôi coi đó là một lời khen, bởi đây là khán giả ở độ tuổi sắp trung niên, vốn không thích gì nghệ thuật truyền thống. Bởi ít ra, những sáng tạo nhỏ nhặt của mình đã ngay lập tức đem lại kết quả bước đầu. Kinh nghiệm nhỏ này của tôi, là bước đệm để tôi chuyển dần sang hướng sáng tác mới. Rằng mình phải thể hiện sao cho những gì mình ấp ủ đến được với người xem. Bởi đôi khi, nhân vật hay câu chuyện mình rất tâm đắc lại quá xa lạ với khán giả, khiến họ không tìm được mình trong đó, hoặc không phải là nhân vật họ ao ước, không phải thế giới tưởng tượng họ muốn khám phá, không phải tâm tư mà họ muốn mình nói hộ.

Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ. Khán giả của sân khấu cũng cần những ngôi sao sân khấu mới, diễn là chính mình chứ không phải là bản sao của người khác, điều mà họ gặp nhan nhản trên những game show truyền hình.

Tôi luôn cho rằng, sân khấu là một trong những nơi thể hiện rõ nhất quan hệ nhân quả. Trong các vở diễn, anh gây ác thì anh đền tội, anh làm điều xấu thì người tha nhưng trời không tha. Còn với người làm sân khấu, những cải tiến, sáng tạo của mình luôn đem đến kết quả, bởi khán giả của sân khấu luôn công tâm và chưa bao giờ quay lưng lại với sân khấu như người ta hay nói. Cũng giống như trong bóng đá, khi một thế hệ cầu thủ được coi là vàng bán độ, khán giả ngay lập tức quay lưng để rồi cả chục năm sau, bóng đá Việt Nam mới dần kéo được khán giả lại từ thế hệ tài năng của bầu Đức ở câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, rồi sau đó là những chiến công nức tiếng của hai cấp độ đội tuyển dưới thời huấn luyện viên Park Hang Seo.

Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ. Khán giả của sân khấu cũng cần những ngôi sao sân khấu mới, diễn là chính mình chứ không phải là bản sao của người khác, điều mà họ gặp nhan nhản trên những game show truyền hình. Khán giả của sân khấu cần một không khí sân khấu mới, thậm chí là cả một loại hình nghệ thuật sân khấu mới. Mà những điều đó, dù cho khó, nhưng không phải là không thực hiện được. Khó ở đây là đó cũng chỉ là ước muốn đơn lẻ của những người làm sân khấu thực sự yêu nghề. Nhưng nếu không làm, thì sân khấu còn xuống cấp nữa, dù cho nhiều người đã nói rằng, sân khấu đang xuống đáy. Bởi dưới đáy, còn có đáy, giống như, ngoài trời, còn có trời.

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động