Rà soát tính phù hợp, chặt chẽ trong cắt giảm thủ tục hải quan chuyên ngành

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình phối hợp số 07/CTPH-MTTW-BTC-VCCI-LMHTXVN-DNNVV-DNTVN, ngày 13/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị Giám sát các giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đánh giá những kết quả thực hiện cải cách kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành thời gian qua.
ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh Trao tặng xe đạp và nhà đại đoàn kết tới hộ nghèo tỉnh Quảng Nam
ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh Đại hội MTTQ Việt Nam quận Nam Từ Liêm lần thứ II, nhiệm kỳ 2019-2024
ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội: Nhiều cách làm mới, chủ động, sáng tạo

Tham dự Hội nghị có: ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Vũ Tiến Lộc, Trưởng phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam; bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài Chính cùng đại diện các bộ, ngành liên quan.

Mặt trận luôn đồng hành cùng Chính phủ

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam và với tinh thần Mặt trận luôn đồng hành cùng Chính phủ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc giám sát thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan là những yêu cầu cấp thiết. Qua đó, có những đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực thuế và hải quan.

Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng đóng góp lớn vào GDP của cả nước, chính vì vậy, nếu chức năng giám sát được nâng cao hơn nữa, tạo được niềm tin cho người dân và doanh nghiệp thì kinh tế-xã hội sẽ ngày càng phát triển bền vững.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, thời gian qua, Mặt trận các cấp đã triển khai 12 chương trình giám sát, trong đó có 2 chương trình giám sát liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII đến nay, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đều được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết, giám sát những chuyên đề, lĩnh vực theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước.

ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Kỳ Anh)

“Mặt trận và các tổ chức thành viên được giao giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, giám sát này là của nhân dân” - Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Qua giám sát, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhận thấy một trong những nút thắt cần được Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ban ngành tập trung tháo gỡ, loại bỏ đó là những vướng mắc về thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Thông tin về kết quả giám sát các giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết, qua 3 đợt giám sát tại 10 tỉnh, thành phố, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam xác định một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục tháo gỡ trong công tác kiểm tra chuyên ngành, Cơ chế một cửa quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, hiện tại, Cơ chế một cửa quốc gia đang nhằm vào mục tiêu giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính phục vụ cho khâu thông quan mà chưa chú trọng nhiều đến việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Theo đó, với việc đưa 126 thủ tục hải quan tham gia một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, năm 2018 có kết quả toàn diện, đột phá nhất từ trước tới nay trong thực hiện cải cách lĩnh vực hải quan. Tính luỹ kế trong 4 năm qua, số thủ tục tham gia cơ chế một cửa đã đạt 97%. Dự kiến cuối năm nay, các bộ, ngành sẽ kết nối 100% thủ tục, đạt cấp độ 4 (thanh toán chi phí) lên cơ chế một cửa. Tỷ lệ hàng hoá kiểm tra chuyên ngành đã giảm mạnh từ 35% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu xuống còn 19,1% trong vòng 3 năm.

Gỡ nút thắt cho hoạt động xuất, nhập khẩu

Tại Hội nghị đại diện Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp đã chia sẻ, làm rõ thêm về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trong công tác kiểm tra chuyên ngành gắn với quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, mạnh dạn đề xuất các giải pháp lên Chính phủ, và các bộ nghành sao cho hiệu quả, thiết thực nhất.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định, việc kiểm tra chuyên ngành mặc dù đã có những chuyển biến tích cực song vẫn đang là cản trở tương đối lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từ kết quả khảo sát 3.100 doanh nghiệp do VCCI thực hiện cho thấy, doanh nghiệp đánh giá các thủ tục kiểm tra chuyên ngành là dễ, rất dễ chỉ ở mức khá thấp, chỉ xung quanh mức 15-27% ở tất cả các thủ tục.

ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Kỳ Anh)

Để góp phần đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, đại diện VCCI đề xuất ban hành quy định bắt buộc mọi thủ tục kiểm tra chuyên ngành đều phải được thực hiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, không nên chờ đợi sự tự nguyện của các cơ quan nhà nước như vừa qua.

“Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên cổng thông tin một của quốc gia cần được vận hành tối ưu hơn nữa, tiến tới chấm dứt tình trạng phải nộp hồ sơ giấy đối với các thủ tục trực tuyến” - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Về các giải pháp triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình cho biết: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin qua việc xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; Xây dựng và triển khai đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.

Ông Nguyễn Công Bình cũng khẳng định, Tổng cục Hải quan sẽ chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan hoàn thiện việc sửa đổi các văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; Trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành để khẩn trương giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong công tác kiểm tra chuyên ngành.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát cải cách, sửa đổi bổ sung các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại và giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng có các giải pháp tăng cường việc kết nối công nghệ, xây dựng một đề án tổng thể cải cách về công nghệ thông tin để khắc phục lỗi trong vận hành của cổng thông tin một cửa quốc gia; Xây dựng đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

“Không phải cắt nhiều là tốt”

Đánh giá cao hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức liên quan, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, hoạt động giám sát đã góp phần giúp Chính phủ, các bộ, ngành cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tốt hơn.

Hiện nay, Việt Nam một trong 3 quốc gia trong khu vực triển khai mạnh mẽ cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASESN. Khi trở thành Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2020, Chính phủ sẽ đẩy việc triển khai cơ chế này thành nhiệm vụ trung tâm trong kết nối, phát triển giao thương trong khu vực.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đồng quan điểm với đại biểu tham dự Hội nghị khi cho rằng việc cắt giảm các thủ tục chuyên ngành chưa thực chất, còn yếu kém trong thái độ thực thi chính sách, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN chưa nhiều, chống gian lận thương mại chưa tương xứng với tạo thuận lợi thương mại.

ra soat tinh phu hop chat che trong cat giam thu tuc hai quan chuyen nganh
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Kỳ Anh)

Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất nhập khẩu có sự chồng chéo kiểm tra của nhiều đơn vị của 1 bộ, thậm chí của nhiều bộ khác nhau. Bộ, ngành ban hành danh mục kiểm tra nhưng không có mã HS, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Việc xã hội hoá công tác kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế, công tác phối hợp giữa các bộ còn lúng túng. Bên cạnh đó, Cổng kết nối 1 cửa ASEAN còn “nghẽn” trong thời gian cao điểm, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề cập tới thái độ, phong cách làm việc của cán bộ, công chức và việc cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh. Theo đó, vẫn còn nhiều cán bộ có thái độ sách nhiễu, làm phiền doanh nghiệp. Cũng từ đó, phát sinh những vấn đề khác như “chi phí không chính thức”.

Về cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh, Phó Thủ tướng đặt vấn đề: “Việc cắt giảm cần phải rà soát lại xem cắt giảm đến đâu, cắt giảm có phù hợp không. Không phải cứ cắt giảm nhiều là tốt đâu”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nghị quyết số 02/NQ-CP nêu rõ tạo thuận lợi phải đi với chống gian lận thương mại, yêu cầu các bộ, ngành rà soát tính phù hợp, chặt chẽ trong cắt giảm thủ tục hải quan chuyên ngành.

“Thủ tục, mặt hàng nhập khẩu nào không hợp lý thì cắt giảm, nhưng thủ tục, mặt hàng nhập khẩu không đáng cắt mà lại cắt, bãi bỏ thủ tục kiểm tra chuyên ngành mà không hợp lý, phải rà lại. Không thể mở toang cửa quốc gia được”, Phó Thủ tướng nói và lưu ý: “Cứ cắt giảm không khéo lại rơi vào “lợi ích nhóm đấy”. Có doanh nghiệp đi vận động cắt giảm cái nọ cái kia đấy”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Thường trực MTTQ Việt Nam không chỉ giám sát việc thực thi của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức mà mở rộng cả ra cả khối doanh nghiệp là các đơn vị thực thi. “Tất cả phải hai mặt, không thể đòi hỏi một phía. Tất cả những nhũng nhiễu, vòi vĩnh là phải cắt. Có những cái không đáng cắt thì lại đi cắt. Có những thứ rất cần cắt thì lại không cắt”, Phó Thủ tướng nhận định về việc cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành.

Nói về những kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhận định: “Doanh nghiệp hôm nay phản ánh những cái rất nhỏ, nhưng là nhỏ với các bộ, ngành thôi, chứ với doanh nghiệp là vấn đề rất lớn. Nếu tính theo các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì vấn đề lại cực kỳ lớn”.

Về phía các bộ, ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2019 phải chấm dứt ngay tình trạng chưa ban hành mã HS, quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu nhưng vẫn phải kiểm tra chuyên ngành, dễ nảy sinh các tiêu cực, khắc phục các yếu kém trong tổ chức thực thi công vụ. “Đây là trách nhiệm của Bộ trưởng” - Phó Thủ tướng nói rõ.

Cùng với đó, Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan và các bộ, ngành đẩy mạnh xã hội hoá việc đầu tư thiết bị trong kiểm tra chuyên ngành để giảm chi phí cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, không để tình trạng “bộ vừa ban hành tiêu chuẩn, vừa kiểm tra”.

Hương Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Để sớm có các biện pháp phòng ngừa, Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phục vụ nhân dân vui chơi nghỉ lễ, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội sẽ tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, trên các tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.

Tin khác

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Xem thêm
Phiên bản di động