Quyết tâm cao hơn nữa đón sinh viên trở lại trường học tập trung

(LĐTĐ) Sinh viên của nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trở lại trường học trực tiếp sau một thời gian học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, việc trở lại trường để học trực tiếp là cần thiết. Các sinh viên cần khắc phục khó khăn để có kết quả cao trong học tập. Cùng với đó, cần đề cao ý thức vừa học, vừa phòng, chống dịch.
Học sinh mầm non, tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh háo hức trở lại trường Đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học quay lại trường Học sinh, sinh viên trường nghề Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2

Vừa dạy học, vừa phòng, chống dịch

Trong ngày đầu tiên sinh viên trở lại trường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến kiểm tra công tác mở cửa đón sinh viên trở lại học tập trung tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội).

Quyết tâm cao hơn nữa đón sinh viên trở lại trường học tập trung
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn động viên sinh viên và giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác đã đến kiểm tra một số lớp học trực tiếp. Dành thời gian nói chuyện, trao đổi với sinh viên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhắn nhủ, việc trở lại trường để học trực tiếp là cần thiết. Vì thế, các em cần khắc phục khó khăn để có kết quả cao trong học tập. Cùng với đó, cần đề cao ý thức vừa học, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh.

Bùi Thị Hương Chi (sinh viên lớp Quản trị Marketing chất lượng cao) chia sẻ: “Em thấy rất vui khi được trở lại trường, gặp lại các bạn và thầy cô trên lớp học, giảng đường chứ không phải qua màn hình máy tính. Thời gian học online khá dài nên em cũng quen dần với phương thức này. Nay quay trở lại học trực tiếp nên em phải thích nghi và làm quen với nhiều kỹ năng, trong đó có việc dậy sớm để đi học từ lúc 6h45 mỗi sáng”.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, từ trước Tết Nguyên đán, nhà trường đã xây dựng đề án, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón sinh viên trở lại học tập trung bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh. Hiện có khoảng 50% sinh viên trở lại trường học trực tiếp. Sáng 14/2, sinh viên đã bước vào buổi học trực tiếp đầu tiên sau thời gian dài học online. Để sinh viên yên tâm học tập, nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo an toàn khi đón sinh viên trở lại trường học.

Cụ thể, nhà trường đã bố trí sẵn sàng 256 phòng học, 534 phòng ở ký túc xá đáp ứng cho 2.800 sinh viên; đồng thời bổ sung 1 phòng trực y tế học đường để xử lý các vấn đề y tế phát sinh trong giảng dạy, học tập tại khu vực giảng đường.

Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí khu vực cách ly điều trị tại chỗ tạm thời đối với sinh viên F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và F1 tại 2 khu nhà, có vệ sinh khép kín; chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, sản phẩm phòng dịch như: Máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang...; chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, xử lý khi có F0 xảy ra.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác ghi nhận công tác chuẩn bị chu đáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi tổ chức đón sinh viên trở lại học tập trung. Đoàn công tác ghi nhận cách làm sáng tạo của trường khi xây dựng các App quản lý cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Sau khi đi kiểm tra thực tế một số lớp học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, việc tổ chức cho sinh viên trở lại trường học tập trung là cần thiết. Đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của nhà trường và cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, thời gian qua, các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng đã thực hiện tốt việc dạy - học thông qua hình thức trực tuyến, cùng đó bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh an toàn. Nhờ vậy mà các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học vẫn được duy trì.

Nhắc lại khuyến cáo của UNICEF và UNESCO: “Trong đại dịch, nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng là trường học”; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, trong bối cảnh mới, chúng ta vừa phải sống chung với dịch bệnh, vừa phải làm tốt những công tác khác. Trong đó, GD&DT mang một sứ mạng to lớn là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch; quyết tâm cao hơn nữa trong việc đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Điều này phải được thể hiện bằng hành động và ý chí, trách nhiệm. Song song với công tác đào tạo, nhà trường cần làm tốt công tác truyền thông nội bộ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch; tiếp tục hoàn thiện phương án, kịch bản ứng phó nếu có F0; sẵn sàng thích ứng và tổ chức các hoạt động đào tạo hợp lý.

Tổ chức dạy học khoa học và hợp lý

Báo cáo về hoạt động đón sinh viên trở lại trường, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, cho biết, hiện có gần 4.000 sinh viên trở lại trường; trong đó có khoảng 2.000 sinh viên học trực tiếp từ ngày 14/2 và gần 2.000 sinh viên năm cuối trở lại trường để học các học phần thực hành, thực tập.

Quyết tâm cao hơn nữa đón sinh viên trở lại trường học tập trung
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra tại Trường Đại học Giao thông vận tải.

“Việc mở cửa trường học có lộ trình từng bước. Với những lớp đang tổ chức thi online từ trước Tết Nguyên đán chưa nhất thiết phải trở lại trường mà vẫn tiếp tục thi trực tuyến. Từ tuần sau, số sinh viên trở lại trường sẽ tiếp tục tăng lên. Dự kiến 3 tuần sau, nhà trường sẽ đón toàn bộ sinh viên trở lại để học tập trung” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long nói, đồng thời khẳng định: Trước khi đón sinh viên trở lại trường, công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Theo đó, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ về vật tư, trang thiết bị y tế, vệ sinh, dung dịch khử khuẩn, khẩu trang…

Nhà trường đã tổ chức khảo sát tình trạng tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo kết quả khảo sát, hiện có hơn 4.700 sinh viên đã tiêm mũi 3, trên 12.000 sinh viên tiêm mũi 2 và gần 14.900 sinh viên tiêm mũi 1. Cũng qua khảo sát, hầu hết cán bộ, giảng viên, sinh viên đều có nguyện vọng trở lại trường. Nhà trường đã triển khai hệ thống giảng dạy, học tập trực tuyến. Hệ thống này sẽ được kích hoạt khi xuất hiện F0 tại các lớp học phần và phải chuyển sang giảng dạy, học tập trực tuyến.

Theo ghi nhận, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp trở lại sau một thời gian dạy học trực tuyến.

Để tổ chức dạy học trực tiếp, các nhà trường đều chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết, xây dựng và triển khai phương án dạy học linh hoạt để bảo đảm an toàn cho sinh viên với tinh thần không chủ quan khi mở cửa giảng đường. Các nhà trường cũng đưa ra những khuyến nghị với sinh viên như đã tiêm hai mũi vắc xin phòng dịch Covid-19; tuân thủ “5K” khi tham gia học tập… Một số trường yêu cầu chia nhỏ các lớp học để bảo đảm giãn cách.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay, 100% cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên cả nước đã có kế hoạch đón sinh viên trở lại trường học trực tiếp.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trường Đại học Giao thông vận tải, khó khăn hiện nay là nhà trường đang thực hiện triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ (1 sinh viên tham gia nhiều học phần và 1 lớp học phần có nhiều sinh viên ở các lớp khác nhau) nên trường hợp xuất hiện F0 trong thời gian học trực tiếp thì nhiều lớp học phần phải chuyển sang học trực tuyến, dẫn đến tình trạng sinh viên vừa phải học trực tiếp và phải học trực tuyến.

Ngoài ra, việc bố trí cho sinh viên đi học thực tập trực tiếp ở một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vì thực tế hiện có một số đơn vị không nhận sinh viên thực tập.

Đánh giá cao những nỗ lực khắc phục khó khăn của Trường Đại học Giao thông vận tải, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, việc tổ chức cho sinh viên trở lại trường học tập trung là cần thiết. Trường cần nắm chắc dữ liệu thông tin của sinh viên, từ đó mới có quyết định đúng và trúng. Bên cạnh đó, cần cập nhật thường xuyên tình hình tiêm chủng của sinh viên, diễn biến dịch bệnh để có biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời.

Trên quan điểm sinh viên của trường nhưng cũng là cư dân của thành phố, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, làm tốt công tác tiêm chủng cho sinh viên chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ tối thiểu 2 mũi và có biện pháp hỗ trợ, xử lý nếu xuất hiện những trường hợp F0.

Song song với công tác phòng, chống dịch bệnh, nhà trường cần tổ chức phương án dạy học khoa học. Theo Thứ trưởng, đưa sinh viên trở lại trường, không có nghĩa là 100% sinh viên học trực tiếp. Với những học phần học trực tuyến tốt hơn thì có thể tiếp tục triển khai áp dụng phương án này. Ngoài việc dạy học trực tiếp, toàn bộ bài giảng có thể đưa lên hệ thống LMS để những sinh viên không thể đến trường có thể xem lại bài giảng qua hệ thống này.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhà trường cần làm tốt công tác truyền thông nội bộ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tiếp tục hoàn thiện phương án, kịch bản ứng phó nếu có F0; sẵn sàng thích ứng và tổ chức các hoạt động đào tạo hợp lý.

Dịch bệnh làm thay đổi nhiều thứ, từ phương thức cung cấp dịch vụ cho người học, nghiên cứu phát triển, mô hình tổ chức, cơ cấu ngành nghề đến vai trò của người thầy. Do đó, Trường Đại học Giao thông vận tải cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước chuyển đổi để có những bước đi thích hợp.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

(LĐTĐ) Vào tháng 3 Dương lịch hàng năm, người Nhà Mường lại cùng nhau đón Tết Mường Thanh một ngày hội truyền thống của riêng Tập đoàn Mường Thanh. Mở màn ...
Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng nay (20/3), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. ...
Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Công đoàn Thị trấn Vân Đình đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 5 đồng chí ...
Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình vận động ủng hộ “Tặng áo dài - Trao gửi yêu thương - Giữ gìn nét đẹp truyền thống” do Liên đoàn Lao động quận Hoàn ...
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

(LĐTĐ) Chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn quận Hai Bà Trưng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, mới đây, Liên đoàn ...
Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt do nước ngoài sản xuất vi phạm về nhãn hàng hóa

Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt do nước ngoài sản xuất vi phạm về nhãn hàng hóa

(LĐTĐ) Gần 10 tấn bột ngọt (loại 25kg/bao) trên bao bì có in nhãn hiệu sản xuất Fufeng do Trung Quốc sản xuất, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, ...
Nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về

Nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về

(LĐTĐ) Chiến tranh và quá khứ đau thương đã lùi xa nhưng ký ức về một thời hoa lửa bi hùng vẫn sẽ mãi không phai mờ trong tâm trí của ...

Tin khác

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến xã hội là trong số các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc.
TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục có buổi làm việc với một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

(LĐTĐ) Việc bảo mật thông tin học sinh và phụ huynh rất được các trường coi trọng. Do đó, nếu các trường đề cao cảnh giác, làm tốt khâu bảo mật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa trường hợp lộ lọt thông tin.
TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự kiến sẽ thực hiện thí điểm tuyển sinh đầu cấp lớp 1 và lớp 6 không phân tuyến như các năm trước mà bố trí chỗ học dựa vào nơi cư trú thực tế của học sinh.
Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

(LĐTĐ) Các đơn vị, nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 16/3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi giám sát về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Giáo dục giới tính để định hình tương lai

Giáo dục giới tính để định hình tương lai

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, dư luận không khỏi giật mình, lo lắng, xót xa khi báo chí đưa tin về trường hợp một bé gái sinh con ở Phú Thọ khi mới 11 tuổi, hay nữ sinh lớp 7 ở Bắc Giang tự sinh con trong nhà tắm mà không ai biết… Điều này đã cho thấy những “lỗ hổng” trong giáo dục giới tính hiện nay. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc giáo dục giới tính cho trẻ là đòi hỏi khách quan nhằm giúp các em có khả năng tự bảo vệ mình.
Quận Ba Đình: Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

Quận Ba Đình: Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quý 1 năm 2023, Công an quận Ba Đình đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đạo tạo tổ chức 8 chương trình ngoại khóa, buổi tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận với hơn 4.000 người tham gia.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023: Hà Nội dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đoạt giải

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023: Hà Nội dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đoạt giải

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 và các mức điểm điều kiện để thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2023. Năm nay, Hà Nội có 184 học sinh dự thi ở 12 môn thi, trong đó, 141 học sinh đoạt giải.
Xem thêm
Phiên bản di động