Quyền lợi người tiêu dùng phải được bảo vệ tốt hơn
Đẩy nhanh tái đàn, tiếp tục kiểm soát giá thịt lợn, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng Để người tiêu dùng thực sự được bảo vệ: Cần phải gỡ những nút thắt |
Đã bảo vệ người tiêu dùng từ “gốc”
Có thể thấy, với doanh số bán lẻ hàng năm ở thị trường nội địa Việt Nam hàng trăm tỷ USD, nhưng các công ty sản xuất kinh doanh Việt đã có nhiều cố gắng trong công tác phục vụ các thượng đế của mình cả về giá và chất lượng hàng hóa.
Cần thay đổi mạnh mẽ và cơ bản trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: Đ.Đ |
Người tiêu dùng xã hội đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện, đặc biệt đã bắt đầu thực hiện việc bảo vệ người tiêu dùng từ “gốc”, tức là bảo vệ theo chuỗi sản xuất phân phối, hàng hóa có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, những mặt trái của công tác này vẫn còn nhiều điều cần phải bàn đến và tiếp tục giải quyết một cách mạnh mẽ hơn, cơ bản hơn, tạo một sự chuyển biến từ năm 2021 trở đi. Mới đây, Bộ Công thương đã có đề xuất về sửa đổi Luật bảo vệ người tiêu dùng với Chính phủ và Quốc hội, bởi Luật cũ có những điểm không còn phù hợp và xuất hiện những điểm mới trong công tác này.
Thực tế cho thấy, nhiều năm nay, trên thị trường nội địa đã xuất hiện nhiều hơn các hình thức buôn bán qua mạng thông qua các công cụ điện tử, sự phát triển của công nghệ 4.0 đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc giao dịch mua bán song, cũng có nhiều phức tạp nảy sinh cần phải giải quyết; trong khi đó, các vụ việc trong lĩnh vực buôn bán online còn phức tạp và khó kiểm soát hơn so với phương thức bán hàng trực tiếp.
Cụ thể, nhiều hành vi xâm phạm mới xuất hiện ảnh hưởng đến người tiêu dùng chưa được điều chỉnh kịp thời; các quy định về công tác dịch vụ phục vụ trước, trong và sau bán hàng như bảo hành, đổi sản phẩm có lỗi hiện nay còn lỏng lẻo và chưa thuyết phục được sự tin tưởng của người tiêu dùng cũng như nâng cao trách nhiệm đến cùng của bên bán hàng; những tranh chấp phát sinh có động chạm quyền lợi giữa bên mua và bên bán chưa được giải quyết đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.
Trước những bất cập mới phát sinh, Hội Bảo vệ người tiêu dùng – Cơ quan đại diện quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng toàn quốc cũng đã chỉ ra những hạn chế, trong đó nhấn mạnh: Quyền lợi người tiêu dùng còn bị vi phạm khá phổ biến trên thị trường; hoạt động của Hiệp hội còn gặp khó khăn về nhiều mặt, chủ yếu liên quan đến chính sách và pháp luật của nhà nước; nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn hạn chế.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm lực lượng quản lý nhà nước
Ở tầm vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc bộ ngành sản xuất và lưu thông hàng hóa cần phải có những đề xuất thiết thực, khoa học và hiệu quả để góp phần chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quan điểm rõ ràng là chúng ta phải quản lý, bảo vệ từ đầu khi hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu chuẩn bị đưa ra thị trường chứ không chờ đến khi phát sinh phức tạp mới đi giải quyết thì đã muộn.
Chắc chắn, việc quản lý hàng hóa phải được quản lý theo chuỗi mang tính phổ biến, có địa chỉ của từng tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận động từ sản xuất tới tiêu dùng. Để khi xảy ra vụ việc có thể truy trách nhiệm một cách cụ thể, giải quyết đúng sai một cách rõ ràng phân minh.
Cùng với đó, nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các địa phương cùng các lực lượng quản lý dưới quyền tại địa phương như công an kinh tế, quản lý thị trường, y tế,... Bởi mọi hiện tượng, sự việc vi phạm đều bắt nguồn từ cơ sở và cơ sở đều nắm được, điều quan trọng là có quyết tâm giải quyết đến nơi đến chốn hay không mà thôi. Trong thực tế, có một số địa phương như ở Thổ Tang (Vĩnh Phúc), La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), các chợ Bến Thành (thành phố Hồ Chí Minh), Đồng Xuân (Hà Nội),… hàng giả được sản xuất và buôn bán hàng chục năm nay một cách công khai, ai cũng biết, nhưng các cấp chính quyền cơ sở không ai chịu trách nhiệm.
Vì thế, cần nâng cao vai trò trách nhiệm và đạo đức công vụ của các lực lượng quản lý nhà nước trên địa bàn trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, đảm bảo lực lượng phải trong sạch vững mạnh, đảm bảo thu nhập tương đối đủ sống để họ không bỏ qua những vi phạm đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên thị trường tại các địa phương sở tại.
Bảo vệ người tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một loại hàng hóa cụ thể nào đó như con cá, mớ rau, mà rộng hơn chính là bảo vệ môi trường kinh doanh, môi trường sống ở các địa phương.
Ở thời đại công nghiệp 4.0, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ bằng các công văn chỉ thị, các buổi lễ phát động hoành tráng mà phải bằng những việc làm thiết thực cụ thể, phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống dữ liệu tổng hợp (Big data) đánh giá nhận xét và đề ra những giải pháp cho phù hợp với từng sự việc hiện tượng đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên thị trường.
Vai trò của cả hệ thống chính trị, các Hiệp hội ngành hàng sản xuất, Hiệp hội bán lẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ,... cũng đều phải có trách nhiệm phát hiện, đề xuất những giải pháp phù hợp trong công tác phục vụ người tiêu dùng cả về mối quan hệ mua bán giao dịch, giá cả hàng hóa và chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Cần các tổ chức tỏ rõ lập trường, thái độ đúng sai với những hành vi sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mất bình đẳng, o ép nhau một cách vô lý trong quan hệ mua bán giao dịch trên thị trường. Bảo vệ và khuyến khích biểu dương những doanh nghiệp làm ăn chân chính, kiến nghị, phê bình, xử lý những tổ chức cá nhân vi phạm các nguyên tắc bình đẳng, công khai trong quan hệ mua bán và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xã hội.
Nếu làm được vấn đề trên, chắc chắn tình hình thực hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong năm 2021 sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ và căn bản hơn. Qua đó, góp phần xây dựng một xã hội sản xuất kinh doanh minh bạch, công khai, trách nhiệm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đúng hướng và phục vụ đắc lực cho tiêu dùng của nhân dân, thiết thực kỷ niệm ngày Bảo vệ Người tiêu dùng 15/3 hàng năm./.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05