Cần xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 20/6/2023, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua; đây được xem là “Thượng phương bảo kiếm” để các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để công tác này thực sự có hiệu quả trong tình hình mới, việc xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh và hành vi, văn hóa tiêu dùng, văn hóa phục vụ đóng vai trò rất quan trọng.
Mọi bí quyết kinh doanh không thể sánh bằng đạo đức kinh doanh Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online

Nhiều thách thức

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17/10/2010 và ngày 20/6/2023, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội thông qua. Kể từ khi ra đời đến nay, Luật đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, đặc biệt là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ người tiêu dùng và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật.

Cần xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh
Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, quyền lợi của người tiêu dùng đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện, các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến, sự phát triển không ngừng của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), cùng các hình thức mua bán trực tuyến qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thông tin về vấn đề này tại Hội thảo “Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong TMĐT”, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, trong 2 - 3 năm trở lại đây, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu qua các sàn TMĐT, mạng xã hội là vấn đề rất “nóng”. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí, theo đại diện Tổng cục QLTT, đơn vị này thường xuyên nhận được phản ánh của các doanh nghiệp, đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của doanh nghiệp bày bán công khai trên các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee, TikTok.

Trong khi đó, đề cập đến các hành vi người tiêu dùng phản ánh đến Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, cho biết, hành vi bị phản ánh, khiếu nại thường xuyên vẫn là chất lượng kém so với quảng cáo, không tin tưởng đơn vị bán hàng, hay khó kiểm định chất lượng hàng hóa. Cụ thể, các vấn đề người tiêu dùng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến gồm chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%)...

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong tình hình mới

Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt là trong tình hình mới và trên không gian mạng. Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả trên môi trường mạng, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, đề xuất, lực lượng QLTT cần tiếp tục ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý nghiên cứu và xây dựng giải pháp tổng thể để bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT. Trong đó chú trọng công tác phối hợp xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tập trung, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành trong công tác phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn hàng giả trên TMĐT.

Cũng liên quan nội dung này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung một số điều quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc bảo vệ người tiêu dùng xã hội như: Tăng thêm quyền lực và nghĩa vụ của người tiêu dùng; bổ sung trách nhiệm cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng; thêm những hành vi bị nghiêm cấm làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng…“Dư luận xã hội rất quan tâm đến vấn đề sửa đổi Luật này, đặc biệt là việc điều chỉnh các mối quan hệ mua bán với tính chất phức tạp, khó quản lý và lượng giao dịch hàng hóa ngày càng lớn trên thị trường nội địa. Việc sửa đổi Luật là cần thiết, nhưng xã hội quan tâm hơn đến việc thực thi Luật để bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tử tế; đồng thời, nhắc nhở, cảnh báo và xử lý những tổ chức cá nhân vi phạm”, ông Phú đề cập.

Để thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được hiệu quả và thực chất hơn, theo ông Phú, cần phải tập trung thống kê, điều tra, nghiên cứu nhất là các vi phạm phổ biến, gây ảnh hưởng xã hội, nâng cao mức xử lý để mang tính răn đe. Cùng với đó, cần phải chú ý bảo vệ cả những cái nhỏ nhất; hàng hóa phải được hình thành với giá cả và chất lượng tương ứng; tăng cường công tác kiểm định chất lượng hàng hóa từ gốc, các danh mục hàng hóa có nguy cơ cao cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, công khai minh bạch thông tin rộng rãi về giá cả và chất lượng hàng hóa; các nguy cơ mất an toàn khi tiêu dùng; xây dựng đạo đức kinh doanh và hành vi, văn hóa tiêu dùng, văn hóa phục vụ. “Tất cả và quan trọng nhất vẫn là yếu tố cái tâm, cái đức của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phục vụ cho tiêu dùng xã hội; công nghệ quản lý và vận hành các chuỗi cung ứng hàng hóa một cách chặt chẽ, có địa chỉ chịu trách nhiệm là rất quan trọng. Khi đó, quyền của người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn, hiệu quả hơn và người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi mua sắm phục vụ cuộc sống hàng ngày của mình”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Theo số liệu từ Tổng cục QLTT, trong năm 2023, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong đó, chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu hiệu phạm tội, thu nộp ngân sách trên 501 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT của Tổng cục QLTT về Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… lực lượng QLTT đã kiểm tra phát hiện, xử lý 12.177 vụ vi phạm, số tiền xử lý vi phạm hành chính gần 431 tỷ đồng…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm một số tuyến đường qua các phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) nhằm đảm bảo an toàn cho Lễ Giáng sinh (Noel).
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.

Tin khác

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá diễn ra tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn ngày 29/11/2024, Cơ quan điều tra đã thu thập được các tài liệu, vật chứng chứng minh ý thức phạm tội, bàn bạc; vai trò chủ mưu của đối tượng cầm đầu...
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

(LĐTĐ) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với các cơ quan chức năng liên tiếp kiểm tra, phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa là thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu.
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Theo lời khai ban đầu của Cao Văn Hùng tại cơ quan Công an, do có mâu thuẫn từ trước nên đã mua xăng và đi taxi đến quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đổ xăng vào dãy xe máy và châm lửa đốt...
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án

Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp Công an thành phố Dĩ An, phát hiện và triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn.
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại

TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại

(LĐTĐ) Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42 kg ma túy các loại.
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép

Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép

(LĐTĐ) Công an tỉnh Bình Dương vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thu Trinh (SN 1986, quê tỉnh Bình Định), và Ngô Việt Thanh (SN 1987, ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD

Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD

(LĐTĐ) Các đối tượng đã lợi dụng cơ chế, chính sách pháp luật mở đối với thủ tục nhập khẩu khí N2O để mở gần 400 tờ khai nhập khẩu khí N2O nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với tổng số lượng N20 nhập khẩu 7.338 tấn, trị giá khoảng hơn 5 triệu USD tương đương khoảng 126,8 tỷ đồng của một số doanh nghiệp nước ngoài...
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ

Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ

(LĐTĐ) Theo cơ quan Công an, mặc dù hình thức lcủa đường dây lừa đảo xuyên quốc gia do "Mr Pips" Phó Đức Nam điều hành không mới, nhưng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi của các đối tượng đã khiến hàng nghìn nạn nhân "sập bẫy", nhà đầu tư "cháy tài khoản"...
Xem thêm
Phiên bản di động