Quy tắc văn hóa công vụ, tại sao không?

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến văn hóa ứng xử của người cán bộ với cộng đồng gây bức xúc trong dư luận. Dường như khi bước chân ra khỏi cửa cơ quan, một số cán bộ quên mất rằng mình vẫn đang được xã hội nhìn nhận dưới tư cách là người của nhà nước, từ đó có những hành động thiếu chuẩn mực. Nhiều ý kiến cho rằng cần có thêm Quy tắc ứng xử dành riêng cho cán bộ.
quy tac van hoa cong vu tai sao khong Sôi nổi Hội thi tìm hiểu Quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2019
quy tac van hoa cong vu tai sao khong Tiếp tục thực hiện 6 mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử

Phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết tại cuộc tọa đàm Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Mối quan hệ giữa cán bộ công chức và người dân thể hiện qua nét văn hóa ứng xử. Theo Quyết định số 1847 quy định rõ chuẩn mực ứng xử của công chức với người dân khi giải quyết công việc, đó là trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân.

quy tac van hoa cong vu tai sao khong
Ảnh minh họa

Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Tuy nhiên trong thực tế một số công chức nghĩ rằng mình không phải thực hiện các nội dung này khi rời công sở. Do vậy, có những ứng xử đã tạo nên bức xúc trong dư luận trong thời gian vừa qua. Trong Quyết định 1.847 ghi rõ, trong và ngoài giờ làm việc vẫn phải thực hiện.

“Chúng ta có cần quy định thêm trong và ngoài giờ hành chính? Tôi nghĩ rằng không cần thêm quy định, bởi trong quyết định này đã nói rõ rồi và trách nhiệm chúng ta phải thực hiện theo quy định”, ông Trịnh Văn Cường khẳng định.

Bàn về vấn đề này, Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Thành Can - Phó trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia) phân tích, trong thời gian qua có một loạt những hiện tượng, hành vi phản cảm hoặc là những hành vi vi phạm lối sống văn hóa của một bộ phận cán bộ công chức.

Ngoài những thái độ hách dịch kẻ cả như hành vi náo loạn ở sân bay, không chuẩn mực đối với phụ nữ… còn có một loạt các hiện tượng cán bộ công chức tranh cãi, đánh nhau nơi đường phố do các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Mặc dù ở nhiều địa phương đã có quy định ứng xử nơi công cộng nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chưa nghiêm minh, cần phải có những chế tài mạnh và phạt thì mới có tác dụng.

“Chúng ta đã ban hành nhiều văn bản, quy định, quy chế. Chúng ta cũng có những yêu cầu về văn hóa và thực thi văn hóa công vụ, yêu cầu về thực thi những giá trị của nền văn hóa, nhiều khi ở mức độ cao hơn là đạo đức trong công vụ. Nhưng rõ ràng ở một số nơi việc xử lý vi phạm vẫn còn nhẹ, còn xuề xòa. Hình như chúng ta thấy có hiện tượng ở đâu đó còn có sự bao che, muốn giấu đi, muốn xử lý nội bộ…

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, do đó chúng tôi thấy những quy định về chế tài xử lý phải làm cho người vi phạm tự nhận thức được rằng sự vi phạm có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình và phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của mình khi bị xử lý, bị xử phạt”, Giáo sư Ngô Thành Can nói.

Đồng quan điểm với tiến sĩ Ngô Thành Can, Thứ trưởng Trịnh Văn Cường cũng cho rằng, chế tài có, quy định có nhưng chế tài xử lý nhanh chóng thì chưa có. “Những vi phạm của công chức khi ra ngoài xã hội bản thân những người cán bộ không có ai bao che nhưng lại cố ý tạo ra cho quần chúng là có người bao che. Nhưng tôi nghĩ người bao che không có nhiều mà do những người này tự thân tạo ra vỏ bọc như vậy. Bản thân người lãnh đạo cũng luôn luôn quán triệt, nhắc nhở cán bộ của mình”, ông Cường nhận định.

Một trong những giá trị của văn hóa công vụ là tính chuyên nghiệp. Đảm bảo tính chuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp từ quy trình thực hiện công vụ đến các tiêu chuẩn về tác phong, phong cách làm việc. Trong nội dung tại Đề án Văn hóa công vụ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 nêu rõ, “Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm: Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”. “Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân”. “Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Văn Cường: Trong thời gian qua, văn hóa công vụ đã có chuyển biến và thay đổi tích cực. Sự chuyển biến tích cực trong văn hóa công vụ sẽ góp phần thúc đẩy sự cải cách hành chính, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Trong đề án quy định rất rõ tính chuyên nghiệp và minh bạch, nhưng ở một vài nơi vẫn chưa làm tốt trong quy trình thủ tục cũng như trách nhiệm của cán bộ công chức. Chính vì không minh bạch nên việc giải quyết quy trình thủ tục dẫn đến một số câu chuyện phản cảm mà dư luận bức xúc trong thời gian qua.

Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Thành Can còn nêu một nguyên nhân nữa khiến cho văn hóa công vụ bị ảnh hưởng, đó là “năng lực trình độ thực sự thể hiện chức trách và kết quả công việc, tuy nhiên năng lực phải đi đôi gắn kết với đạo đức công vụ. Một người công chức hoặc một người giải quyết công vụ nếu đạo đức không có thì năng lực cũng không tốt. Năng lực chỉ là điều kiện đủ, điều kiện cần phải có đạo đức”, đồng thời ông trích dẫn một câu của cổ nhân: “Người có cả đức tài toàn vẹn thì đó là bậc thánh nhân. Người mà đức tài đều kém thì đó là người ngu dốt. Người có đức trên tài thì đó là người quân tử. Người có tài hơn đức thì đó là kẻ tiểu nhân”.

Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức trong Quyết định 1847 cũng nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.

Bàn về vấn đề này từ thực tế tại địa phương, ông Vương Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hoà Bình cho rằng, năng lực trình độ có ảnh hưởng một phần văn hóa công vụ. Nhận thức của công chức viên chức đối với văn hóa công vụ mới là quan trọng. Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp những người công tác ở vị trí không đòi hỏi chuyên môn cao, tuy nhiên cách hành xử rất văn hóa, đảm bảo văn hóa công sở, nhưng cũng có những trường hợp có trình độ chuyên môn cao nhưng lại hành xử thiếu văn hóa.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (29/11): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (29/11): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 29/11, giá dầu thế giới tăng nhẹ khi Israel và nhóm vũ trang Hezbollah cáo buộc nhau vi phạm thoả thuận ngừng bắn.
Bùi Huyền Trang, Nguyễn Thị Thùy Linh đoạt giải Nhất Giọng hát hay Hà Nội 2024

Bùi Huyền Trang, Nguyễn Thị Thùy Linh đoạt giải Nhất Giọng hát hay Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Tối 28/11, Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khép lại hành trình đầy cảm xúc của Top 12 thí sinh xuất sắc nhất được chọn từ hơn 400 người tham dự.
Góc nhìn mới về Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”

Góc nhìn mới về Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”

(LĐTĐ) Tối 28/11, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám giới thiệu phim 3D mapping “Sử đá lưu danh” nhằm tiếp tục làm sáng tỏ các giá trị văn hóa, lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Kiến nghị xử lý tình trạng mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở Sơn Tây

Kiến nghị xử lý tình trạng mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngã tư Bệnh viện Quân y 105 và đoạn đường tránh Quốc lộ 32 (từ ngã tư đến cổng Công an thị xã Sơn Tây) đang là “điểm đen”, mất an toàn giao thông do đường hẹp, khuất tầm nhìn…
Hướng đi mới trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Hướng đi mới trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

(LĐTĐ) Song song với phát triển các mô hình kinh tế, huyện Thanh Trì đã tích cực xây dựng các kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Minh chứng cho thấy, có những sản phẩm đặc trưng mà khi nhắc đến, ai cũng biết đó là sản phẩm của quê hương Thanh Trì.
Chuyên gia dự báo giá bất động sản khó giảm

Chuyên gia dự báo giá bất động sản khó giảm

(LĐTĐ) Nỗ lực gỡ khó cho thị trường bất động sản đã có kết quả tích cực khi đã “bơm” thêm vào thị trường những nguồn cung mới, đặc biệt trong giai đoạn từ đầu năm tới nay, đã tạo ra khoảng 40 nghìn sản phẩm mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/11: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/11: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 29/11, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất từ 15 độ C, sáng sớm có sương mù, ngày nắng.

Tin khác

Hà Nội: Đã rộn ràng không khí Giáng sinh

Hà Nội: Đã rộn ràng không khí Giáng sinh

(LĐTĐ) Cuối tháng 11, Hà Nội đã rực rỡ sắc màu Giáng sinh với nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã và Tôn Thất Tùng trang hoàng bắt mắt. Phong cách trang trí năm nay rất đa dạng, từ cây thông Noel đến quả tuyết. Giá cả phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai khẳng định thời điểm hoàn thành đường Tam Trinh

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai khẳng định thời điểm hoàn thành đường Tam Trinh

(LĐTĐ) Về tiến độ triển khai đường Tam Trinh, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh cho biết, quận quyết tâm đến ngày 31/12/2025 hoàn thành. Đối với tuyến đường Lĩnh Nam, Quận ủy đã phân công cán bộ phụ trách theo từng khu vực, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các phường liên quan thực hiện các phần việc; phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 31/3/2025, đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Hoàng Mai nhiệm kỳ V.
Hà Nội công bố quyết định thanh tra 20 đơn vị chậm đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội

Hà Nội công bố quyết định thanh tra 20 đơn vị chậm đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chiều 28/11, Thanh tra thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Thành phố phối hợp cùng các Sở, ban, ngành tổ chức công bố Quyết định Thanh tra việc chậm đóng, nợ đọng tiền Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại 20 đơn vị trên địa bàn thành phố.
Nhiều sự kiện văn hoá kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Nhiều sự kiện văn hoá kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia, và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30’ ngày 30/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.
Quận Ba Đình khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quận Ba Đình khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Quận ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 3, đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa trước kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, cử tri kiến nghị Thành phố và Sở Xây dựng sớm có lộ trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn.
Hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận tại địa phương

Hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận tại địa phương

(LĐTĐ) Trong những năm qua, công tác dân vận ở Tổ dân phố trên địa bàn phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện… Qua đó, Tổ dân vận đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với toàn thể cán bộ, hội viên Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ, tạo động lực cho sự phát triển mới trong hoạt động và xây dựng các cấp Hội từ quận đến cơ sở.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ứng cử tại quận Bắc Từ Liêm đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đẹp hơn nhờ những cung đường nở hoa

Đẹp hơn nhờ những cung đường nở hoa

(LĐTĐ) Năm 2024, tiếp tục tham gia cuộc thi “Đoạn đường - tuyến phố bích họa, nở hoa” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phát động, nhiều quận, huyện đã tập trung vận động nguồn lực, cải tạo hiện trạng, trồng cây hoa, vẽ tranh bích họa, chăm sóc cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động