Quy hoạch xa lộ Hà Nội thành tuyến đường đô thị kiểu mẫu
Tuyến đường này giới hạn từ cầu Sài Gòn (quận 2) cho đến công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (quận 9), kéo dài gần 15km, đi qua địa bàn 11 phường thuộc 3 quận (2, 9, Thủ Đức). Theo đồ án, UBND TP xác định khu vực đô thị dọc trục Xa lộ Hà Nội có nhiều quỹ đất lớn, có khả năng phát triển các trung tâm dịch vụ đa chức năng và chuyên ngành. Đồng thời, khu vực có một số yếu tố cảnh quan thiên nhiên, công trình văn hóa, lịch sử có ý nghĩa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy.
Theo UBND TP, trục Xa lộ Hà Nội là trục cửa ngỏ quan trọng về phía Đông - Bắc theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đã được duyệt. Theo đó, dọc tuyến Xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới với mức độ tập trung cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
Xa lộ Hà Nội là trục cửa ngỏ chính của TPHCM nối với các tỉnh phía Bắc
Khu vực đô thị dọc đường trục này có chức năng giao thông đối ngoại, kết nối TPHCM với các đô thị đối trọng phía Đông Bắc trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Xa lộ Hà Nội còn là trục giao thông công cộng khối lượng lớn (Metro Bến Thành - Suối Tiên), kết nối nhiều đầu mối giao thông liên vùng quan trọng.
Theo đồ án, dọc theo trục Xa lộ Hà Nội sẽ được phát triển mới các trung tâm đô thị như: Khu trung tâm đa chức năng cấp thành phố tại khu vực cảng Phước Long, Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc, Khu Công nghệ cao và Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, Khu Đại học Quốc gia, các trung tâm giao thông công cộng tại các nhà ga Metro…
Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu bảo tồn cấu trúc một số khu vực đô thị hiện hữu như: khu vực biệt thự Thảo Điền; một số khu vực dân cư thấp tầng tại khu vực phường An Phú; một phần mô hình đô thị khu biệt thự Làng Đại học; một số khu dân cư hiện hữu trên địa bàn các phường Phước Long A, Hiệp Phú, Tân Phú (quận 9) và phường Bình Thọ (quận Thủ Đức).
Để đảm bảo kiến trúc, cảnh quan dọc tuyến đường này, nhiều cơ sở công nghiệp và kho tàng ô nhiễm sẽ được di dời như: Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Thép Miền Nam… để nhường chỗ cho các khu dân cư, công viên cây xanh, đường đi bộ công cộng, quảng trường…
Các công trình nhà ở dọc đường được khuyến khích xây dựng hàng rào thống nhất chiều cao. Khuyến khích các công trình thương mại, đa chức năng và nhà ở cao tầng xây dựng không có hàng rào hoặc hàng rào thoáng kết hợp cây xanh.
Nguồn Dân trí
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44