Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc rộng 1.200ha
Bắt đầu xử lý sự cố hồ Núi Cốc từ ngày 10/7 |
Phối cảnh quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. |
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Theo quy hoạch, diện tích vùng lõi tập trung phát triển thành khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc là 1.200ha. Vùng quy hoạch gồm toàn bộ thắng cảnh hồ Núi Cốc và khu vực lân cận thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ.
Với vai trò là khu du lịch trọng điểm quốc gia, khu du lịch Hồ Núi Cốc định hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo an toàn, chất lượng môi trường nước Hồ Núi Cốc; khai thác lợi thế về cảnh quan hồ, hệ sinh thái chè và văn hóa trà Thái Nguyên để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù; gắn kết không gian với các tiềm năng du lịch khác trong tỉnh, đặc biệt là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa...
Mục tiêu phấn đấu trước năm 2025, khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là khu du lịch quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao gắn liền với thương hiệu văn hóa trà Thái Nguyên và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực...
Dự kiến đến năm 2025, khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc sẽ đón được khoảng 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế có lưu trú là 10.000 lượt; năm 2030 đón được 4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế có lưu trú khoảng 20.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 860 tỷ đồng; năm 2030 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.
Được biết, dự án khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc được tỉnh Thái Nguyên giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Đây là doanh nghiệp đã từng thực hiện một số dự án du lịch tâm linh điển hình như dự án quần thể khu du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính, tại tỉnh Ninh Bình; khu du lịch Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam.
Dự án được chia làm hai giai đoạn với quy mô đầu tư dự kiến lên tới 15.000 tỷ đồng bằng ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương), vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo Khánh An/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21