Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt: Góc nhìn từ di sản văn hóa
Việt Nam có thêm 17 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia | |
Lễ hội làng Triều Khúc được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia | |
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi quy hoạch di tích |
Quốc hiệu, lòng tự tôn dân tộc
Mộc bản là những tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới, khắc ngược chữ Hán, Nôm trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến ở nước ta và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009.
Với mỗi quốc gia, quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại, … biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô (thủ đô) cũng luôn được các thể chế nhà nước đặc biệt coi trọng.
Mộc bản triều Nguyễn thu hút sự chú ý của đông đảo du khách nước ngoài quan tâm đến văn hóa lịch sử Việt Nam |
Từ thời xa xưa, các bậc đế vương nước Việt đã có nhiều lần đặt, thay đổi quốc hiệu hoặc kinh đô cho phù hợp với tình hình đất nước. Đặc biệt, việc đặt quốc hiệu, xưng đế của các triều vua nước Việt thể hiện lòng tự tôn dân tộc với những quốc hiệu như Đại Cồ Việt hay Đại Việt để ngang hàng với Đại Tống, Đại Minh; Đại Nam để ngang hàng với Đại Thanh… những lần thay đổi kinh đô cũng thể hiện sự cân nhắc sâu sắc để lựa chọn nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Kế thừa truyền thống dân tộc, sau khi thực hiện thành công cuộc Cách mạng tháng Tám và đấu tranh thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã lấy Quốc hiệu là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đặt Thủ đô tại Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Triển lãm 32 tài liệu tiêu biểu với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới” là những tài liệu có nội dung phản ánh về những lần đặt, đổi Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong lịch sử đến triều Nguyễn, thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bận tiền nhân nước Việt. Các tài liệu được trưng bày gồm: Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục gồm: Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh.
Góc nhìn từ di sản văn hóa
Từ khi dựng nước, nước ta đã trải qua nhiều lần đổi tên quốc hiệu. Mỗi lần đổi có một ý nghĩa khác nhau nhưng đều đánh một dấu mốc trọng đại trong lịch sử dân tộc. Khối mộc bản Triều Nguyễn hiện còn khắc ghi khá đầy đủ những thông tin về quốc hiệu và kinh đô của nước ta từ trước năm 1945.
Mộc bản Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010). |
TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho rằng, Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong lịch sử được khắc ghi trong khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn dưới góc nhìn từ di sản văn hóa, phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt qua những lần đặt, đổi Quốc hiệu và kinh đô đất nước; thể hiện khát vọng của các vương triều và ý chí độc lập, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân.
Trong Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, lý giải ý nghĩa tên gọi quốc hiệu nước Đại Nam dưới triều vua Minh Mệnh như sau: “Vua lại nói: Hôm trước trong tập thỉnh an của khanh có nói lên việc quốc hiệu là Đại Nam, kể thì bầy tôi có nghe biết gì thì tất phải vào tâu, trẫm cố nhiên không trách, nhưng theo sự hiểu biết của trẫm, nước ta vốn là nước Đại Việt, nay bờ cõi ngày một mở rộng ở phía Nam, cho nên gọi là nước Đại Nam.
Nếu bảo Nùng Trí Cao từng đã có tên hiệu ấy, không nên dùng theo, thì kìa như tên hiệu Đường, Chu, Hán, Tống, đời xưa, đời sau đều có cả, rút cục thực hay giả tự phân biệt, ta nay cũng gọi là nước Đại Nam để cho thiên hạ đời sau thử xem so sánh với Đại Nam trước là thế nào mà thôi, có hại gì đâu? Vả lại, nước có tên hiệu chẳng qua để gọi cho khác, nguyên không có ý nghĩa gì, há chẳng nhớ tên hiệu Đại Minh, Đại Thanh, quả có ý nghĩa gì ư?”. Đây là mộc bản được viết về sự kiện năm Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 (1838). Mùa xuân, tháng 3, ngày Giáp Tuất, mới định quốc hiệu là Đại Nam.
Hay luận về ý nghĩa tên gọi quốc hiệu Việt Nam dưới triều vua Gia Long, mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ được lược dịch: Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nổi được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn”. Kèm với đó, vua Gia Long ban chiếu cải chính quốc hiệu là Việt Nam.
Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010) được ghi tại Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh…”
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết: “Với mỗi quốc gia, Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại... biểu thị tính chính thống của một vương triều hay Chính phủ. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô cũng luôn được đặc biệt coi trọng là nơi trú đóng của chính quyền Trung ương, là nơi mà các hoàng đế và bá quan văn võ điều hành đất nước, tiếp đón, làm việc với các phái đoàn ngoại quốc.
Triển lãm lần này là một hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp nghiên cứu, tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, qua đó tôn vinh các giá trị của di sản tư liệu thế giới mộc bản Triều Nguyễn cũng như phát huy giá trị văn hoá lịch sử của di sản văn hoá thế giới của Việt Nam. Hoạt động này cũng cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt là đối với di sản tư liệu thế giới đã được UNESCO công nhận”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40