Việt Nam có thêm 17 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 5 loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng và tri thức dân gian.
Nghề cốm Mễ Trì là một trong 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (ảnh: Bảo Thoa) |
17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đợt này gồm:
1. Lượn Cọi của người Tày (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn);
2. Nghề rèn của người Nùng An (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng);
3. Hò Cần Thơ (huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ);
4. Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé; xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên);
5. Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (xã Sín Thầu, xã Chung Chải, xã Sen Thượng, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên);
6. Lễ hội Chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
7. Hát Dậm Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
8. Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội);
9. Nghề cốm Mễ Trì (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội);
10. Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai);
11. Nghi lễ Then của người Giáy (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai);
12. Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (Xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ);
13. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi);
14. Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng);
15. Lễ hội Nghinh Ông (thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng);
16. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang);
17. Xường giao duyên của người Mường (xã Cao Ngọc, xã Thạch Lập, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07