Quản lý quy hoạch, đô thị theo định hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại
Khó tiếp cận thông tin quy hoạch dẫn đến sốt ảo, thao túng thị trường đất đai Chống ngập từ quy hoạch và xây dựng Không để lãng phí nguồn lực đất đai! |
Một số khó khăn, vướng mắc
Vừa qua Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn và các Sở, ngành, Thành phố đã có buổi làm việc với quận Tây Hồ về một số nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đô thị trên địa bàn quận.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dan thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Tại hội nghị, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã báo cáo với đoàn công tác một số nội dung khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ gồm 5 nhóm vấn đề: Công tác quản lý hồ Tây; đề xuất điều chỉnh quy hoạch một số dự án; quy hoạch bán đảo Quảng An; quy hoạch phân khu R; vướng mắc về quỹ nhà bố trí tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận.
Đối với công tác quản lý hồ Tây, trước đó ngày 31/5/2022, liên ngành Sở Kế hoạch và đầu tư - Sở Xây dựng - UBND quận Tây Hồ có Tờ trình số 123/TTrLN-KH&ĐT-XD-QTH đề xuất UBND Thành phố chấp thuận: Giao quận Tây Hồ trực tiếp quản lý toàn diện các lĩnh vực trên Hồ Tây và vùng phụ cận theo địa giới hành chính; các Sở, ngành liên quan thuộc Thành phố thực hiện chức năng quản lý theo chuyên ngành và quy định của Thành phố.
UBND quận là đầu mối liên hệ các Sở, ngành Thành phố khi thực hiện các thủ tục hành chính chuyên ngành theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, UBND quận Tây Hồ báo cáo đề xuất UBND Thành phố giao quận Tây Hồ chủ trì quản lý, thực hiện đầu tư, quản lý sau đầu tư đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy (khu vực đôi Rồng gốm, khu vực câu lạc bộ đua thuyền, khu vực đối diện chùa Võng Thị, khu vực cuối đường Văn Cao, khu vực Trường THPT Chu Văn An, khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực đối diện Đầm Bảy). Đồng thời đề nghị Sở Giao thông vận tải sớm có văn bản hướng dẫn UBND quận phương án di dời các phương tiện nổi ra khỏi hồ Tây.
UBND quận Tây Hồ đề xuất điều chỉnh quy hoạch một số dự án như: Quy hoạch khu vực cây xanh thuộc Khu đô thị Nam Thăng Long; điều chỉnh cục bộ ô quy hoạch thực hiện dự án cải tạo khu vực vườn hoa Lạc Long Quân; Bãi đỗ xe tại ô đất ký hiệu 01/P3 tuyến đường Võ Chí Công; dự án xây dựng tuyến đường từ Lạc Long Quân đến Cống Đõ; dự án xây dựng trường Mầm non Nhật Tân 2 và Trường THPT Nhật Tân tại ô quy hoạch O2/THPT1; đề xuất mở cửa khẩu tại vị trí ngõ 264 Âu Cơ.
Đối với nội dung quy hoạch Bán đảo Quảng An, UBND quận đề xuất UBND Thành phố chấp thuận mở rộng phạm vi nghiên cứu của dự án đối với phần đất chênh lệch giữa chỉ giới đường đỏ khu đất dự án 1C-106 Đặng Thai Mai với chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đặng Thai Mai và trục không gian cây xây bán đảo Quảng An (có diện tích 766,3m2); đề nghị UBND Thành phố, Sở Quy hoạch kiến trúc sớm thẩm định, phê duyệt chỉ giới đường đỏ để UBND quận có cơ sở tổ chức thực hiện.
Về tổng quan Dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, quy mô chiều dài khoảng 1.087m, mức đầu tư 388 tỷ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án quận Bùi Tuấn Dương cho biết tới thời điểm hiện nay, tổng số hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng là 163 trường hợp, UBND quận đã phê duyệt đền bù cho 145 trường hợp với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng; chi trả được khoảng 110 hộ gia đình, thu hồi được khoảng 2.900m2 đất để thực hiện dự án.
UBND quận cũng đã chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng. Quận đã hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế giải phóng mặt bằng, dự kiến đến tháng 8/2022 sẽ cưỡng chế thu hồi tất cả những trường hợp còn lại, quyết tâm phấn đấu hoàn thiện dự án trong năm 2022.
Quy hoạch kiến trúc bảo vệ môi trường, sinh thái
Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho hay: Quận Tây Hồ đã được triển khai khung quy hoạch sớm từ năm 2011, quận là một trong những quận nằm trong nội đô, là lá phổi xanh của Thành phố, do vậy vấn đề quản lý quy hoạch kiến trúc phải được thực hiện nghiêm ngặt để giữ gìn sinh thái.
Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị |
Sở Quy hoạch kiến trúc cơ bản nhất trí với đề xuất của quận và mong UBND Thành phố sớm có ý kiến chỉ đạo để giải quyết dứt điểm những nội dung đề xuất của quận như: Bàn giao quỹ nhà CT1, CT2 khu tái định cư phường Xuân La để triển khai công tác di dời người dân bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện dự án cải tạo vệ sinh môi trường mương thoát nước Thụy Khuê; đẩy nhanh tiến độ thẩm định bản vẽ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (phân khu R)...
Bên cạnh đó các Sở, ngành cũng đã cho ý kiến và nhất trí với đề xuất của quận Tây Hồ đề nghị UBND Thành phố thẩm định, phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đặng Thai Mai; quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, đề xuất mở cửa khẩu tại vị trí ngõ 264 Âu Cơ; Dự án xây dựng Trường Mầm non Nhật Tân 2 và Trường THPT Nhật Tân tại ô quy hoạch O2/THPT1; Dự án tuyến đường từ Lạc Long Quân đến Cống Đõ; bãi đỗ xe tại ô đất ký hiệu 01/P3; đề xuất UBND Thành phố giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất quản ý và khai thác Hồ Tây; công tác quản lý bến thủy nội địa, công tác di chuyển phương tiện nổi đã dừng hoạt động tại khu vực Hồ Tây…
Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị trên cơ sở các ý kiến của các Sở, ngành Thành phố, UBND quận sớm có văn bản hoàn chỉnh khi giao quận tái quản lý Hồ Tây, hướng tới mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ phát triển.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về “Quy hoạch xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, việc quản lý đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ là phù hợp với định hướng xây dựng và quản lý phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới, sáng tạo, trở thành động lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Phát triển và quản lý kiến trúc không gian Hồ Tây cần bảo vệ yếu tố lịch sử nghiêm ngặt, bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc. |
Phát triển và quản lý kiến trúc không gian Hồ Tây cần bảo vệ yếu tố lịch sử nghiêm ngặt, bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc. Do vậy khi được quản lý và khai thác Hồ Tây, quận Tây Hồ cần làm tốt công tác khai thác, vận hành, đảm bảo không để tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường diễn ra.
Đối với việc di dời các phương tiện nổi đã dừng hoạt động tại khu vực tiếp giáp Đầm Bảy ra khỏi Hồ Tây, quận Tây Hồ cần sớm báo cáo UBND Thành phố giải pháp tổ chức di dời và phương án cưỡng chế, khôi phục hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
Đặc biệt đối với Dự án đường Xuân Diệu đã kéo dài nhiều năm, cả hệ thống chính trị cần tập trung giải quyết hợp lý, thi công nhanh chóng, đảm bảo cảnh quan đô thị. Đối với Dự án trục An Dương xử lý đoạn 3, đoạn 1-2 cần đảm bảo phân luồng giao thông huyết mạch, an toàn giao thông đi lại cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng ô nhiễm không khí, môi trường.
Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các Sở, ngành Thành phố và ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố đối với những kiến nghị, đề xuất của quận Tây Hồ về công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị.
Bí thư Quận ủy đề nghị UBND quận tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc để làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện văn bản, đề xuất với UBND Thành phố đảm bảo tính khách quan và phù hợp với thực tiễn. UBND quận chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tham mưu phối hợp với các Sở, ngành Thành phố bám sát từng nội dung kiến nghị, đề xuất theo đúng quy định, quy trình và lĩnh vực.
Đồng thời từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị trên địa bàn quận phát triển theo định hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại gắn với bảo tồn, phát huy giá trị hồ Tây và các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Quận cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân trên địa bàn nắm được việc triển khai công tác quản lý quy hoạch, quy hoạch đô thị tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42