Chống ngập từ quy hoạch và xây dựng
Hà Nội: Phát huy thế mạnh công nghệ trong phòng chống mưa bão, úng ngập Đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch |
Tình trạng ngập úng cục bộ khi mưa lớn tại nhiều khu vực ngày càng gia tăng |
Vài năm trở lại đây, khu tập thể 49 Nguyễn Khoái, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, cứ mưa là ngập. Mặc dù khu tập thể cũng đã được địa phương đầu tư tuyến cống chạy dọc theo khu, cũng như tiến hành nạo vét thường xuyên nhưng tình trạng này vẫn không giảm bớt, thậm chí còn có dấu hiệu trầm trọng hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Hạng, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư, khu tập thể 49 Nguyễn Khoái được hình thành từ những năm 1990, trước đây khu có đường cống thoát chạy thẳng hệ thống của Thành phố thì không bị ngập dù mưa lớn đến đâu.
“Sau này, các khu khác xây sau lại cao hơn, đường thoát nước chính của khu, chỗ thì bị xây lấy chiếm lấp đi, chỗ nhỏ hẹp dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát. Chúng tôi được biết quận Hai Bà Trưng cũng đã có kế hoạch cải tạo đường cống mới cho khu vực nhưng đã vài năm trôi qua vẫn không có tiến triển gì. Người dân giữa lòng Thủ đô nhưng thường xuyên phải chịu cảnh úng ngập dù trời mưa không to”, ông Hạng cho biết.
Theo lãnh đạo Xí nghiệp thoát nước số 3, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, để giảm bớt tình trạng ngập úng trong khu vực, đơn vị đã thường xuyên phải cắt cử cán bộ đến bơm cưỡng bức mỗi khi trời mưa lớn. “Đường cống quá hẹp lại chạy ngầm qua nhà dân nên nếu không có đường tiêu thoát khác được xây dựng thì tình trạng này vẫn còn tiếp diễn”, lãnh đạo Xí nghiệp Thoát nước số 3 thừa nhận.
Ngoài ra, theo khảo sát, tại Hà Nội, một số dự án chung cư mới cũng có cao độ nền cao hơn các khu vực dân cư lân cận. Thậm chí, tại một số tuyến đường mới được mở rộng, nhiều ngôi nhà từ trong ngõ được mở ra trở thành mặt phố. Hai bên đường, các hộ dân sau giải phóng mặt bằng cũng khẩn trương xây sửa lại nhà cửa để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, tình trạng xây sửa nhà cửa hai bên đường hết sức tùy tiện, lộn xộn. Nhà thì quá cao, nhà thì lại như lọt thỏm so với bề mặt đường, những ngôi nhà khấp khểnh khiến tuyến đường tuy được mở rộng đẹp đẽ nhưng cảnh quan hai bên thì rất khập khiễng.
Tại quy hoạch chung thành phố Hà Nội, việc quản lý cốt nền xây dựng đã có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, tại các quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực, dự án thì lại chưa được chú trọng, dẫn đến việc thực hiện mỗi nơi một kiểu.
Trước đây, các tuyến đường như Trần Khát Chân kéo dài, Xã Đàn, Lạc Long Quân… sau khi cải tạo, mở rộng cũng đã gặp phải vấn đề trên khiến dư luận bức xúc. Vấn đề ở chỗ, dù đã được thiết kế quy hoạch rõ ràng, được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép nhưng sau khi thi công, cảnh quan kiến trúc ở nhiều nơi vẫn lộn xộn, gây mất mỹ quan đường phố và khiến tình trạng ngập úng ngày càng trầm trọng.
Trên thực tế, tại khu vực trung tâm, người ta thường hay đổ lỗi do quy hoạch từ xưa để lại, thế nhưng ở những khu đô thị mới, tình trạng này cũng không khá hơn. Điển hình như các khu đô thị phía tây tại huyện Hoài Đức, quận Hà Đông, quận Bắc Từ Liêm… sau những cơn mưa lớn là lập tức bị chìm trong biển nước.
Điều này xuất phát từ hệ thống hạ tầng thoát nước của những khu vực còn yếu kém, chưa được kết nối đồng bộ giữa các khu vực với nhau hoặc chưa khớp nối vào hệ thống chung của toàn thành phố. Ngoài ra, việc không tuân thủ các quy chuẩn về cốt nền khiến các khu đô thị có nơi nền cao, có nơi nền thấp nên khi trời mưa lớn kéo dài, những nơi có cốt nền thấp trở thành vùng úng ngập bởi nguyên tắc nước chảy chỗ trũng.
Theo các chuyên gia đô thị, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát, phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Bên cạnh đó, việc quy hoạch cao độ nền và thoát nước đô thị chưa được chú trọng, đánh giá đầy đủ về điều kiện địa hình trong các khu dân cư.
Việc quản lý cốt nền thiếu sự đồng bộ, thống nhất chung nên xảy ra tình trạng tùy tiện xây dựng và bỏ qua quy định chung về sử dụng cốt nền đô thị. Chưa kể, sau khi quy hoạch, các công trình được cấp phép xây dựng mới vẫn dựa theo cốt nền cũ nên khi xây dựng thường xảy ra tình trạng nền nhà thấp hơn đường…
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng, giải pháp hàng đầu phòng chống thiên tai, ngập lụt trong công tác quy hoạch đô thị Hà Nội là chọn cao độ xây dựng khống chế cho đô thị chuẩn xác.
Về quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội, tại quy hoạch chung đã có quy định khung chia ra 4 khu vực lớn để khống chế cốt nền xây dựng. Tuy nhiên, tại các quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực, dự án, lại chưa được chú trọng. Do đặc thù của Hà Nội là đô thị cải tạo, tái thiết đồng thời với xây dựng mới nên việc quản lý cốt nền xây dựng càng cần được quan tâm để có giải pháp đối với những vướng mắc./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38