Phương án “điện một giá” ai lợi, ai thiệt?
EVN Hà Nội miễn giảm gần 900 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 | |
Thợ điện và những đêm không ngủ... |
Thêm phương án lựa chọn giá điện
Trước những phản ánh của người dân thời gian qua về việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến, đồng thời, nhằm triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị góp ý về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện..., Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Phương án “điện một giá” sẽ khó khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm |
Theo quyết định này, giá bán lẻ điện được quy định cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt. Cụ thể, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm: Phương án 1 là tính giá điện theo 5 bậc thang; phương án 2 là khách hàng lựa chọn giá bán lẻ điện theo 5 bậc hoặc một giá. Theo dự thảo Quyết định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt là tỷ lệ phần trăm (%) của giá bán lẻ điện bình quân (hiện là 1.864,44 đồng một kWh). Trong khi đó, mức giá cho phương án một giá điện dao động trong khoảng từ 2.703 – 2.890 đồng/kWh điện, chưa bao gồm thuế VAT.
Ở phương án 1 dự thảo đề xuất, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Đối với phương án 2, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá; trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Trước dự thảo trên, chị Nguyễn Thị Thanh ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) cho rằng, hiện nay trung bình hàng tháng gia đình chị Thanh chỉ sử dụng trong khoảng 200 – 300kWh điện, do đó tiền điện phải thanh toán chỉ nằm trong khoảng 500.000 – 600.000 đồng. “Nếu tính theo phương án điện một giá, mức giá gần 3.000 đồng/kWh điện, thì mỗi tháng chi phí tiền điện của gia đình tôi lại tăng thêm, trong khi đó mức sử dụng điện không đổi, như vậy thì quá thiệt thòi đối với các hộ gia đình sử dụng điện ít”, chị Thanh chia sẻ.
Trái ngược với nỗi lo của các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt ở mức thấp, anh Nguyễn Văn Thưởng, chủ quán phở bò trên đường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, bình thường gia đình anh Thưởng phải chi trả tiền điện ở mức 6-7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vào tháng cao điểm hè nắng nóng, lượng tiêu thụ điện tăng cao, mức sử dụng theo đó cũng tăng lên trên 10 triệu đồng/tháng, do sử dụng điều hòa nhiều và phải chịu mức giá áp theo bậc thang. Với biểu giá điện cho hộ kinh doanh, sử dụng vào giờ cao điểm, tiền điện tới 4.500 đồng/kWh. Tuy nhiên, nếu tính theo phương án điện một giá, chắc chắn chi phí tiền điện sẽ giảm đi đáng kể.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn phương án tính giá điện
Có thể thấy, dự thảo phương án giá bán lẻ "điện một giá" của Bộ Công Thương xuất phát từ thực tế diễn ra trong thời gian qua, khi biểu giá điện bậc thang được áp dụng. Những ý kiến từ dư luận liên quan đến sai sót trong quá trình triển khai; hóa đơn tiền điện tăng cao vào mùa hè do hiệu ứng bậc thang, buộc các nhà quản lý phải suy nghĩ về các phương án giá điện mới. Ý tưởng điện một giá với kỳ vọng khắc phục được 2 nhược điểm này của biểu giá bậc thang.
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi xây dựng biểu giá điện cho đối tượng khách hàng cụ thể thường phải có các mục tiêu định giá. Phương án đồng giá có thể đơn giản trong áp dụng, sai sót trong đo đếm sẽ ít ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhưng các mục tiêu quan trọng khác như chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng đặc biệt là với sản phẩm điện năng hay sử dụng hiệu quả tiết kiệm điện sẽ khó đạt được với phương án đồng giá.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì phương án điện một giá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm quyền lựa chọn nhưng là nằm vào số ít, khoảng 20-30% với sử dụng lượng điện cao thì có lợi. Nhưng người tiêu dùng mức thấp chiếm 70-80% sẽ thiệt thòi nếu chọn phương án này do áp dụng đồng giá, dù dùng ít hay dùng nhiều.
Đồng quan điểm với ông Hùng, chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, phương án mà Bộ Công Thương đưa ra giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Mỗi phương án đưa ra đều có điểm mạnh, điểm yếu. Phương án điện bậc thang sẽ giúp người có thu nhập thấp, dùng ít điện được hưởng lợi, đồng thời, khuyến khích người dùng tiết kiệm điện hơn.
Tuy nhiên, với phương án điện một giá, ông Phú cho rằng, ưu điểm là dễ tính toán, dễ theo dõi, nhưng không có sự phân biệt người dùng ít và nhiều. Điện được sản xuất từ nguồn tài nguyên không tái tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn, như than, dầu khí... những nguồn này đang có nguy cơ cạn kiệt. Những tài nguyên này không vô hạn nên cần khuyến khích sử dụng tiết kiệm. Do đó, ở phương án một giá điện việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm sẽ khó đạt được.
“Nếu cả 2 phương án tính giá điện cùng được triển khai, dễ thấy rằng các hộ tiêu dùng ít sẽ chọn biểu giá bậc thang để hưởng các mức giá thấp, các hộ tiêu dùng điện nhiều sẽ lựa chọn phương án đồng giá để tránh hiệu ứng bậc thang làm tăng hóa đơn tiền điện. Vì thế, người tiêu dùng có thể căn cứ mức sử dụng nhiều hay ít của mình để cân nhắc về việc lựa chọn theo phương án điện một giá hay bậc thang”, ông Phú nhấn mạnh./.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07
Hanoi Gift Show 2024: Thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội vươn xa
Tiêu dùng 10/10/2024 22:02
Tôn vinh 90 sản phẩm tại Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024
Tiêu dùng 10/10/2024 21:18