Hoàng thành Thăng Long phải trở thành công viên di sản đẹp nhất Hà Nội
Xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng của Hà Nội Hà Nội: Thúc đẩy tiến độ quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống Hà Nội: Hơn 40.600 mẫu xét nghiệm người về từ Hải Dương đều âm tính |
Báo cáo Thường trực Thành ủy, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, năm 2020, Trung tâm đã thực hiện các dự án cải tạo, sửa chữa xuống cấp bằng nguồn kinh phí thường xuyên để phục vụ khách tham quan tại Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa; tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại số 18 Hoàng Diệu theo quy hoạch tổng thể mặt bằng đã được phê duyệt.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc |
Trung tâm đã và đang thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 5 dự án. Trong số này có Dự án bảo tồn, tôn tạo tường thành cung phía Tây, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (hoàn thành năm 2017); Dự án bảo tồn nhà Cục Tác chiến và từng bước hoàn trả không gian điện Kính Thiên; Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (dự án tổng thể), Dự án lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu di tích Thành Cổ Loa…
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan, làm rõ, đề xuất những phương án, giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các dự án bảo tồn 2 di sản quan trọng nêu trên. Các đại biểu đều đánh giá cao cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy, coi đây là ví dụ cụ thể về sự quan tâm với tinh thần đổi mới phong cách lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội.
Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề thống nhất quản lý là quan tâm số 1 của UNESCO cũng như của chúng ta, do vậy Hà Nội cần tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ bàn giao phần diện tích còn lại (1,729 ha) và bàn giao các di vật khảo cổ học. Về các dự án ưu tiên, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu mong muốn Hà Nội không trải mành mành, mà cần tập trung 2 dự án ưu tiên, đó là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và phục dựng Điện Kính Thiên.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đối với Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, trước đây đã có 25 phương án thiết kế, trong đó có 2 phương án được trao giải Nhì, Hà Nội nên chọn một phương án và bổ sung thêm một số chi tiết để xây dựng “bảo tàng ngoài trời” tại 18 Hoàng Diệu, xứng tầm với các công trình kiến trúc xung quanh và thu hút khách du lịch. Ngoài ra, Thành phố nên cử đoàn nghiên cứu Kinh thành Huế để có thêm tư liệu phục dựng Điện Kính Thiên. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu cho biết, hiện nay di sản đã trở thành nguồn lực cho phát triển bền vững, chỉ tính riêng 8 di sản thế giới của Việt Nam trong năm 2019 đã thu hơn 3 nghìn tỷ đồng từ phí tham quan, mang lại nguồn lực rất lớn cho các địa phương.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Trần Việt Anh báo cáo tại buổi làm việc |
Liên quan đến việc bàn giao các di vật, hiện vật khảo cổ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, đến 2025 Viện sẽ hoàn thành bàn giao toàn bộ các di vật khai quật được tại 3 khu cho Hà Nội. Tuy nhiên trong những năm qua, Viện đều phối hợp, bàn giao hiện vật để trưng bày đến công chúng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Nghị quyết Đại hội các nhiệm kỳ Đảng bộ Thành phố đều rất coi trọng xây dựng văn hóa, con người Hà Nội. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố xác định phải phát huy các giá trị văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực nội sinh hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô. Trong khi đó, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới đã được công nhận hơn 10 năm qua; Khu di tích Cổ Loa là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là những tài sản rất quý giá của Hà Nội.
Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, công tác phát huy bảo tồn Di sản Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa luôn được lãnh đạo Trung ương và Hà Nội qua các thời kỳ hết sức quan tâm. Hà Nội cũng đã thực hiện được 7/8 cam kết với UNESCO liên quan tới hai Khu di tích này… Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng ở cả lĩnh vực bảo tồn và phát huy, chưa đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng của nhân dân cũng như của UNESCO và bạn bè quốc tế. Nguyên nhân có sự nhận thức chưa đầy đủ của các cấp, ngành về vấn đề này và chưa có sự phối hợp liên ngành trong thành phố, giữa Thành phố và Trung ương. Ngoài ra, những cơ chế, chính sách, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội cũng chưa được phát huy tương xứng với vai trò của Trung tâm.
Quang cảnh buổi làm việc |
Từ thực tế đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa những chủ trương, quan điểm lớn của Đảng, Nhà nước, Thành ủy về văn hóa, về bảo tồn phát huy các di sản thế giới; Từ đó xác định quyết tâm, trách nhiệm trong thực hiện các dự án tôn tạo di sản, làm rõ những tồn tại hạn chế, những nguyên nhân khách quan, chủ quan để có giải pháp khắc phục.
Về việc thực hiện các dự án tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ giao Ban Cán sự Đảng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đề xuất chủ trương trình Thường trực Thành ủy phê duyệt. Bên cạnh đó, quan tâm nghiên cứu thêm dự án phí công trình để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản; Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng và thực hiện hiệu quả hơn công trình giáo dục di sản; Tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa quy mô quốc gia, khu vực, các sự kiện có sự phối hợp quốc tế để tăng gia trị kinh tế tại các khu di sản.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu Thành lập Ban chỉ đạo cấp Thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đứng đầu; Tiếp tục kiện toàn hội đồng tư vấn khoa học; Tăng cường cả về cán bộ, cơ chế, chính sách cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội… Tất cả hướng đến tầm nhìn là phát triển Khu di tích Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản đẹp nhất Hà Nội dành cho du khách trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49