Phụ nữ dễ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu hơn nam giới
6 hành động khiến vi khuẩn HP gây ung thư sợ hãi, tránh xa | |
Người dân không nên quá hoang mang | |
Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn tiêu hóa do bù nước không đúng cách |
Ở điều kiện thông thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn có thể ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Mặc dù phần lớn là nhiễm khuẩn ở bàng quang và niệu đạo, tuy nhiên có thể lan lên thận và gây nhiều biến chứng nặng.
Theo chuyên gi y tế, nguy cơ nhiễm khuẩn của nữ cao hơn nam giới. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
TS Nguyễn Thế Cường cho hay, ngoài triệu chứng như sốt cao, rét run từng cơn,... người bệnh còn có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hoặc cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong; cảm giác nóng rát khi đi tiểu; tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi; cảm giác đau hạ vị hoặc đau vùng hông lưng.
TS Nguyễn Thế Cường cho biết thêm, có trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng cụ thể, chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quátvà làm xét nghiệm nước tiểu.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Hoại tử nhú thận gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận kéo dài, có thể gây suy thận vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ thận. Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, tử vong.
Đáng lo ngại, ở phụ nữ có thai khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai… tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non. Ở nam giới gây áp xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh… làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Điều trị bằng kháng sinh: Đường uống hoặc tĩnh mạch tùy mức độ theo chỉ định bác sĩ; sử dụng thuốc uống có tính sát trùng đường tiểu, dùng kèm kháng sinh, tuy nhiên tác dụng các thuốc này vẫn chưa rõ ràng; can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định.
Để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, người dân nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý như uống đủ nước, mỗi ngày 2- 2,5 lít giúp thận bài tiết nước tiểu, tăng tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng; giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục tiết niệu, với nữ giới phải vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những người từng bị hoặc đang bị sỏi thận tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiết niệu đê điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định; khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn; tuyết đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả khôn lường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52