Vi khuẩn Whitmore không gây ra dịch:

Người dân không nên quá hoang mang

(LĐTĐ) Thời gian gần đây liên tiếp phát hiện ra nhiều ca bệnh whitmore (giới truyền thông quốc tế dẫn lời các chuyên gia y khoa gọi là vi khuẩnt ăn thịt người) khiến người dân vô cùng lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, bệnh whitmore không phải là hiếm, bệnh cũng không dễ dàng lây lan, không lây trực tiếp từ người qua người…vì thế người dân không nên quá hoang mang.
nguoi dan khong nen qua hoang mang Bệnh whitmore nguy hiểm như thế nào?
nguoi dan khong nen qua hoang mang Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi
nguoi dan khong nen qua hoang mang Kiên trì cứu sống bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nguy kịch

Có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện

Theo Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Đơn cử, vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới lần đầu tiên tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi.

nguoi dan khong nen qua hoang mang
Hình ảnh cánh mũi bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore tấn công.

Trước khi đến Bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới, sau khi cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore. “Khi đó chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết.

Với bệnh nhân nữ này, trong giai đoạn bệnh tấn công, các bác sĩ điều trị bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng như: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi và họng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh whitmore có diễn biến phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.

Trong số các ca mắc bệnh whitmore, 90% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa số bệnh nhân này có nguy cơ có biến chứng sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong.

“Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da, phần mềm ở cánh mũi, chưa tổn thương đến xương. Sau hai tuần điều trị, vết thương của bệnh nhân đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất ba tháng, đồng thời cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, nếu không bệnh sẽ có khả năng tái phát, khi đó tỷ lệ tử vong rất cao”, bác sĩ Cường cho hay.

Chia sẻ về căn bệnh này, bác sĩ Cường cho biết: Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Đồng quan điểm trên, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, trực khuẩn whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da.

Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương. "Vi khuẩn whitmore khi xâm nhập vào cơ thể, có thể ủ bệnh kéo dài trung bình từ 2- 21 ngày. Nguy hiểm của bệnh là khi khởi phát bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện"- Giáo sư Nguyễn Văn Kính thông tin.

Bệnh dễ gây nhầm lẫn về chẩn đoán

Hiện nay, bệnh whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh, cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.

Theo Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, bản chất của vi khuẩn này không gây ra dịch bệnh mà nó gây ra các ca bệnh tản phát nhưng dẫn tới những bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề. Đơn cử như nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ và đặc biệt là tổn thương vào phổi – vi rút này gây ra tổn thương ở phổi giống như là tụ cầu, của bệnh lao nên làm cho các bác sĩ dễ nhầm lẫn về chẩn đoán.

Bệnh whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ chẩn đoán tương đối dễ bởi thường có biểu hiện là sưng tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh... nhưng ở người lớn bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp, nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Trong khi đó, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch), kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do whitmore còn cao, lên tới 40%.

Có ý kiến cho rằng whitmore là bệnh hiếm, bệnh lạ, bệnh quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Về vấn đề này, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho rằng, bệnh whitmore không phải là hiếm, bệnh thường xuyên có mặt nhưng không gây ra dịch. Nước ta là nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp nên người nông dân thường "chân lấm, tay bùn" vi khuẩn luôn có trong bùn đất nên với người không có miễn dịch đủ mạnh thì dễ mắc bệnh.

Tuy nhiên, gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho biết thêm, đối với những người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...

Hiện nay, bệnh whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh, cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn. Nếu cơ thể bị trầy xước, cần xử lý cẩn thận vết thương.

Ở những người già yếu, có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần tránh tiếp xúc với môi trường mất vệ sinh, hạn chế tiếp xúc bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin khác

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

(LĐTĐ) Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
Xem thêm
Phiên bản di động