Phòng, chống đuối nước cho trẻ em: Đến hẹn lại... lo
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh |
Những nỗi lo thường trực
Chỉ trong vòng nửa tháng, từ cuối tháng 4 đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số vụ đuối nước khiến nhiều người tử vong, trong đó nạn nhân tập trung vào lứa tuổi học sinh. Đây là thực trạng đáng báo động trong công tác chăm sóc trẻ em và phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ. Đáng kể, mới đây nhất, trong những ngày đầu tháng 6, sau khi ăn cơm trưa, một nhóm học sinh ở xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) rủ nhau đi tắm sông và không may bị đuối nước khiến 3 em tử vong. Hay tại Hà Nội, sự việc đau lòng xảy ra vào chiều 13/5 khi một nhóm học sinh rủ nhau đi tắm ở một đập nước trên địa bàn xã Đồng Thái (huyện Ba Vì). Trong lúc tắm, có 3 học sinh lớp 3 không may bị đuối nước. Phát hiện sự việc, lực lượng chức năng và người dân đã ra sức cứu nạn nhưng 3 em đều không qua khỏi.
Huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh xã Văn Tự. |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thập kỷ vừa qua đuối nước đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người, là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi trên thế giới. Tại Việt Nam, hằng năm đều có nhiều trẻ em tử vong do đuối nước, thậm chí những trẻ biết bơi nhưng vẫn tử vong do bơi tại khu vực nước sâu nguy hiểm, hoặc do cứu bạn. Các vụ trẻ em đuối nước xảy ra tập trung vào những tháng hè. Phần lớn vụ đuối nước là do các em rủ nhau đi bơi, đi tắm, đi chơi gần khu vực có nước và bị trượt chân, vào thời gian nghỉ học ở nhà và không có sự giám sát, quản lý của người lớn...
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, để phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ thì phải dạy trẻ kỹ năng sinh tồn, kỹ năng bơi tự cứu. Cụ thể, kỹ năng này có 4 bước: Bước 1 và 2 là dạy trẻ tập nín thở, lặn nước trong thùng phuy trên cạn, ngay trong Hội trường Ủy ban nhân dân xã, phường và trong lớp học; tiếp 2 bước sau là dạy trẻ phương pháp bơi đứng nước, trồi lên ngửa mặt lấy hơi rồi cuối cùng là bơi trườn sấp, bơi ếch và kỹ năng hồi sức tim phổi... |
Nguyên nhân xảy ra tình trạng đuối nước ở trẻ em, học sinh là do môi trường sống thiếu an toàn, nhiều ao, hồ, sông, suối; thiên tai, lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở, bão, giông... Đồng thời là do cha mẹ, người lớn chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trong thời gian các em được nghỉ học, ở nhà, để các em tự do rủ nhau đi chơi, đi bơi. Đặc điểm tâm sinh lý của các em là ở độ tuổi hiếu động, chủ quan, thích thể hiện bản thân, trong khi còn thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia bơi, lội dẫn đến đuối nước. Thậm chí, một số học sinh không biết bơi nhưng vẫn tự ý đi tắm, đi bơi hoặc rủ nhau chơi, đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối. Trong khi đó, nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em còn thiếu.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bơi lội chỉ là một trong các giải pháp phòng, chống đuối nước và chỉ áp dụng ở trẻ từ 7-8 tuổi trở lên. Vì đa số trẻ nhỏ là bị đuối nước ngay trong khuôn viên ngôi nhà của mình. Từ chum, vại, bể chứa nước không có nắp đậy đến cống rãnh, ao hồ quanh nhà không có rào chắn, tường bao an toàn. Do vậy, việc cải thiện để ngôi nhà an toàn và cộng đồng an toàn là rất quan trọng trong phòng, chống đuối nước.
“Trong những năm qua, đúng là nhiều địa phương đã phát động phong trào dạy bơi nhưng chưa thực chất, thực tế. Như vừa rồi tôi đã trao đổi, kỹ năng bơi ở đây là bơi tự cứu, bơi cứu đuối. Có một số địa phương, 1 số trung tâm đã không hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng này mà chỉ phát động phong trào, dạy bơi lấy thành tích… Dẫn đến việc nhiều em bơi được hơn chục mét đã tưởng mình biết bơi, khi gặp bạn ngã ao, nhảy ào xuống cứu khiến cả 2 cùng chết đuối”, bác sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ.
Trang bị kĩ năng phòng, tránh
Thời gian qua, tại Hà Nội, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành của Thành phố đang tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp về phòng, chống đuối nước để bảo đảm an toàn cho trẻ. Ví dụ, tại Thường Tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Công an xã Văn Tự (huyện Thường Tín) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền về kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho gần 300 em học sinh xã Văn Tự. Dù đang là học sinh tiểu học, nhưng với các em học sinh khối 4,5 của trường Tiểu học Văn Tự, những buổi tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước rất thú vị, ý nghĩa và có nhiều kiến thức dễ dàng áp dụng.
Các em học sinh được đồng chí Nguyễn Ngọc Hải - Cán bộ đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an huyện Thường Tín) cung cấp và phổ biến những kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy chữa cháy; mối nguy hiểm của cháy, nổ và tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng đã được thực hành các thao tác đơn giản; cách quan sát, kêu cứu khi không may gặp sự cố đuối nước; cách xử trí kịp thời nếu cháy xảy ra tại lớp học hay trong gia đình; kỹ năng sinh tồn và phòng, chống thương tích… Những kiến thức được truyền đạt cụ thể, hấp dẫn tới các em học sinh.
Việc dạy bơi cho trẻ là vô cùng cần thiết. Ảnh minh họa |
Tại thị xã Sơn Tây, thực hiện mô hình “Tuyên truyền, tập huấn phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em” của Ủy ban nhân dân thị xã, mới đây, Công an thị xã cũng đã tổ chức Lễ khai giảng lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Công an thị xã phối hợp với các bể bơi trên địa bàn dạy bơi miễn phí cho 20 em có hoàn cảnh khó khăn đến từ 15 xã, phường. Tại lớp học, các em được các thầy cô giáo và các đồng chí cán bộ đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an thị xã) dạy các kiến thức cơ bản về bơi lội như: Kỹ thuật bơi sải, bơi ếch, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, kỹ năng an toàn dưới nước, phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn...
Hay như tại quận Bắc Từ Liêm, vào mùa hè hằng năm, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm đều phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức các chương trình dạy bơi, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em; các biện pháp, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước và công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Thường xuyên tổ chức các lớp dạy bơi, phối hợp cùng các cơ sở dịch vụ thể thao có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn, hướng tới mục tiêu phổ cập bơi cho trẻ em./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48