Phố Lý Nam Đế

Phố Lý Nam Đế dài 1.100m, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng tới phố Trần Phú. Theo bản đồ Hà Nội năm 1831 thì phố Lý Nam Đế là con đường nhỏ chạy men theo bên trong bức tường phía đông thành cổ.
tin nhap 20170602100314 Phố Cửa Đông

Khi Pháp phá bức tường thành xây cầu dẫn xe hỏa dọc phố Phùng Hưng lên cầu Long Biên thì phố Lý Nam Đế thành con đường năm ngoài thành nội. Thời Pháp thuộc con đường này mang tên Thống Chế - Gióp (Jeffre Ruc Mazechal). Giữa năm 1945 đường đổi tên Lý Nam Đế.

Lý Nam Đế là Đế hiệu của Lý Bí người vùng Thái Bình. Tháng giêng năm 542 (thế kỷ VI), Lý Bí khởi nghĩa giải phóng đất nước. Năm 544 ông lên ngôi vua xưng là Nam Việt Đế với tên nước là Vạn Xuân. Năm 545 nhà Lương cho quân xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, ông lui về động Khuất Liên, huyện Tam Nông (Phú Thọ) và mất tại đây.

tin nhap 20170602100314

Đến tận năm 1975 đầu phố bên dãy chẵn chỉ có 5 biệt thự cổng mở ra mặt đường còn suốt dọc phố là bức tường cao 2m hay hàng rào, nhìn vào ta thấy những ngôi nhà 1 tầng nhấp nhô bên lùm cây. Người đi trên hè bỗng chốc lại gặp tấm biển đúc bằng xi măng dựng sát tường hay tấm biển sắt sơn dòng chữ đen ngắn, gọn, dứt khoát: “Khu vực cấm”. Phố xá càng thưa thớt, vắng vẻ. Thỉnh thoảng 1 tốp bộ đội vác súng đi dọc phố. Một thời phố “mang” tên: Phố Nhà Binh.

Đúng vậy, đây là khu vực quân sự. Trong thời chiến giữ bí mật quân sự là điều rất cẩn trọng. Năm 1972 tại số nhà 17 (nay là trụ sở điện ảnh quân đội và rạp chiếu bóng Lý Nam Đế) đã từng là nơi tạm giam “giặc lái Mỹ” chờ trao đổi tù binh theo hiệp định Paris. Bên dãy số lẻ của con phố là những doanh trại quân đội, khu tập thể gia đình quân nhân, khu nhà ở của sĩ quan cao cấp làm việc trong thành. Rải rác dọc phố là Đài phát thanh truyền hình Quân Đội, tòa soạn báo Quân Đội Nhân dân, tạp chí Quân Đội, tập san Quốc phòng toàn dân, nhà in Quân Đội, thư viện Quân Đội, Tòa án quân sự…

Những năm 80 của thế kỷ trước, một số cửa hàng sửa chữa điện lạnh, mua bán máy giặc, tủ lạnh chập chững bước vào kinh doanh ở góc phố, ngã ba Cửa Đông – Lý Nam Đế, việc buôn bán khá suôn sẻ, hàng chục cửa hàng điện lạnh khai mở. Phố Lý Nam Đế nhen nhóm hình thành 1 phố chuyên doanh.

Đến với phố Lý Nam Đế hôm nay, đi dưới bóng rợp mát, thân thiện của hàng cây xà cừ cổ thục chạy dọc suốt phố, du khách chứng kiến 1 thị trường công nghệ thông tin viễn thông sôi động sầm uất. Khởi nghiệp từ những kỹ sư rất trẻ của Khoa học công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Mở, Đại học Giao Thông … cùng nhau đến đây hợp tác. Ban đầu là những cửa hàng nhỏ sửa chữa máy vi tính, bảo dưỡng, thay linh kiện mới. Giờ đây gần trăm quầy hàng san sát trên phố: “Hiệp Lực, Tân Quang, Đức Huy, Trần Mạnh, Bằng Hữu…” có những siêu thị lớn khang trang bề thế như Công ty Nam Á, công ty cổ phần Sinh Thành, Việt Phát, trung tâm bảo hành Trần Anh, ngoài những biển hiệu rực rỡ còn nhữg panô áp phích chăng kín bức tường tầng 2, tầng 3.

Giờ đây phố Lý Nam Đế mang đậm ý nghĩa của một phố “Quân đội nhân dân” mà trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã từng ví “Quân với dân như cá với nước”. Tất cả quân đội và nhân dân chan hòa vào biển lớn của thương trường hội nhập quốc tế. Những doanh nhân trẻ đầy hoài bão đang nhanh chóng thu ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới, đẩy thời gian trôi nhanh về phía thịnh cường và dư dật.

Lê Nhật Tăng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động