Phố Lò Đúc
Phố Hàng Bè | |
Phố Hàng Chiếu | |
“Phố cò lả” của người Hà Nội xưa |
Theo sử liệu, thì ông Mạc nói ở đây chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), thi đỗ năm 1304 (đời vua Trần Anh Tông). Sở dĩ có cái tên này là vì quan trạng Mạc Đĩnh Chi đã chọn nơi đất lành này để dựng lều tranh, sinh sống ngay trước cửa thành Vạn Xuân.
Đứng bên tòa thành đất xưa, nhìn ra xa là những cánh đồng mênh mông thuộc các làng Vĩnh Tuy, Quỳnh Lôi, Mai Động.
Sau cửa ô Đống Mác đổi tên là Lãng Yên năm 1866. Chạy qua đất nhiều thôn: Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác, Yên Nội, Thọ Lão, Hoa Viên thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ XIX, ba thôn Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác hợp lại thành thôn Hương Viên. Hai thôn Yên Hội, Thọ Lão hợp lại thành thôn Cẩm Hội. Lúc này, tổng Hậu Nghiêm cũng đổi thành tổng Thanh Nhàn.
Thời Pháp thuộc, đoạn đầu là phố Lò Đúc, đoạn giữa gọi là cây đa Nhà Bò, đoạn sau lúc mới mở gọi là phố Lò Lợn (rue de I’Abattoire). Sau gọi chung là đại lộ Ácmăng Rútxô (boulevard Armand Rousseau). Từ 1945 gọi tên dân gian này. Phố Lò Đúc nay thuộc các phường Phạm Đình Hổ, Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.
Phố Lò Đúc có chiều dài gần 1,2 km từ cuối phố Phan Chu Trinh (chỗ ngã năm Lò Đúc - Hàm Long) đến đường Trần Khát Chân, nối với phố Kim Ngưu. Cùng với nhiều tuyến phố cắt ngang: Trần Khát Chân, Cẩm Hội, Nguyễn Cao, Thọ Lão, Đồng Nhân, Nguyễn Công Trứ, Phạm Đình Hổ, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Yec – xanh (Yer sin).
Phố Lò Đúc còn gắn với cây đa Nhà Bò, được trồng trước cửa nhà hộ sinh B - quận Hai Bà Trưng. Nó trở nên nổi tiếng vì nói đến cây đa Nhà Bò là người ta nghĩ ngay đến việc sinh nở mà hầu hết những người cư ngụ ở phố này những năm trước đều chào đời ở nơi đây.
Theo như Nhà sử học Dương Trung Quốc “chúng tôi không rõ chính xác cây đa Nhà Bò có từ bao giờ, nhưng đây là cây cổ thụ nằm trên phố Lò Đúc, có cách đây từ rất lâu đời. Khu vực xung quanh vị trí cây đa này, ngày xưa là nơi mổ bò, trang trại nuôi bò của thực dân Pháp. Hiện nay chưa có sử sách nào ghi lại đầy đủ về cây đa này, mà nó chỉ có trong ký ức của mọi người”.
Bây giờ, phố Lò Đúc không còn cửa ô, không còn thành xưa nữa. Nhiều thứ đang dần dần mất đi, hình ảnh về con phố của những ngày rất xưa ấy dường như vẫn còn vương vất lại trong ký ức của những người yêu Hà Nội và những người tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay.
B.Linh (ST)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13