Phố Đinh Tiên Hoàng – Đại lộ hiện đại ở trung tâm Thủ đô
Phố Lê Thái Tổ - Còn đó những chứng tích thiêng liêng và bí ẩn lịch sử |
Theo những tư liệu lịch sử ghi lại, phố Đinh Tiên Hoàng mang danh Đinh Tiên Hoàng (924–979), vị hoàng đế đầu tiên của quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ, thống nhất. Trước ngài, ngoài Lý Nam Đế (503–548), nước ta còn có Khúc Thừa Dụ (trị vì: 905–907) tự xưng làm Tiết độ sứ, rồi tới Ngô Quyền (898–944) tự xưng vương.
Ngài lên ngôi năm Mậu Thìn 968, đóng đô ở thung lũng Hoa Lư giữa quê hương Ninh Bình. Từ năm Canh Ngọ 970, ngài bắt đầu đặt niên hiệu Thái Bình và cho đúc tiền đồng Thái Bình Hưng Bảo, đồng tiền cổ nhất của nền tài chính nước ta.
Đầu phố Đinh Tiên Hoàng (đoạn trước cửa Bưu điện Bờ Hồ) |
Cuối thế kỷ 19, đoạn đường từ đền Bà Kiệu tới phố Lê Thái Tổ từng được gọi là phố Hàng Chè, đoạn còn lại từ đền Bà Kiệu tới phố Tràng Tiền có tên “Rue du Petit-Lac” (phố Hồ Gươm).
Về sau thực dân Pháp lại phá sân trước ngôi đền này, nối liền hai đoạn phố với nhau và sáp nhập thành đại lộ Francis Garnier. Từ ngày Giải phóng Thủ đô (1954) phố mang tên Đinh Tiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị vua có công dẹp 12 sứ quân và thống nhất đất nước.
Đền Bà Kiệu ở địa phận làng Tả Vọng xưa. Đền dựng từ đời Lê Thần Tông, là nơi thờ Liễu Hạnh, trong đền có quả chuông đúc từ đời Cảnh Thịnh thứ năm (1798). Khi làm đường phố, người Pháp đã cắt ngang sân đền nên cổng tam quan lại nằm về phía bên hồ, gần cầu Thê Húc. Còn chùa Báo Ân thì bị họ phá, chỉ còn di tích tháp Hòa Phong ven Hồ Gươm, đối diện tòa nhà Bưu điện quốc tế bây giờ.
Tượng đài Cảm tử hướng ra phố Đinh Tiên Hoàng |
Trên dãy phố dài bên số lẻ, người Pháp đã cho xây dựng một loạt công trình lớn như Toà Thị chính TP Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là quảng trường với tượng đài Lý Thái Tổ), Bưu điện Trung tâm và Nhà máy điện Hà Nội.
Từ năm 1954 đến nay, phố vẫn được giữ gần như nguyên vẹn với vỉa hè rộng rãi, mặc dù nhiều trụ sở đã bị thay đổi hoặc xây lại. Đặc biệt, phía ven Hồ Gươm được sửa sang sạch đẹp với những chậu hoa, ghế đá, núi non bộ… và những lối đi nhỏ dành riêng cho khách bộ hành.
Ngày nay, Đinh Tiên Hoàng là một trong những đại lộ sạch đẹp và hiện đại nhất giữa trung tâm Hà Nội. Nơi đây có vai trò thật đặc biệt trong các hoạt động chính trị, thể thao và văn hoá của dân tộc diễn ra thường xuyên ngay trên tuyến đường hoặc ở vườn hoa Lý Thái Tổ, khu tượng đài Cảm tử quân và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49