Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5

(LĐTĐ) Được sự nhất trí của Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, tối nay (7/5), quận Tây Hồ long trọng tổ chức sự kiện tái khởi động Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật “Có những con đường”.
Tái khởi động phố đi bộ Trịnh Công Sơn qua chương trình hấp dẫn "Có những con đường..." Sẵn sàng tái khởi động phố đi bộ Trịnh Công Sơn vào ngày 7/5 Hà Nội: Phố đi bộ Trịnh Công Sơn trước giờ mở cửa lại

Đến dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Thành phố: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Bùi Huyền Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Các đại biểu tham dự chương trình.

Về phía lãnh đạo quận Tây Hồ có các đồng chí: Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.

Sự kiện còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, ngoại giao và đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho biết, không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn là tuyến phố đi bộ thứ hai của Thành phố, đã được quận Tây Hồ triển khai thực hiện từ năm 2018. Nơi đây đã bước đầu hình thành các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của người dân Tây Hồ, du khách trong và ngoài nước.

Sau một thời gian tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, quận Tây Hồ đã khẩn trương triển khai công tác đầu tư chỉnh trang cơ sở hạ tầng khu vực, mở rộng thêm không gian đi bộ, trang trí tạo cảnh quan đẹp phục vụ tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại chương trình.

Cụ thể, điều chỉnh mở rộng không gian bao gồm tuyến phố Trịnh Công Sơn, đường Vũ Tuấn Chiêu, đường đôi mới nối đường Vũ Tuấn Chiêu đến đường dạo xung quanh Hồ Tây; kết nối với khu vực Công viên Vầng trăng, Công viên nước Hồ Tây, Thung lũng Hoa nhằm mở rộng không gian và các hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực hướng ra Hồ Tây.

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng đầu tư chỉnh trang cơ sở vật chất, trang trí làm đẹp cảnh quan, tạo các điểm nhấn để thu hút người dân đến tham quan như: Con đường nghệ thuật nằm giữa hai hồ nước trên phố Trịnh Công Sơn với bức tranh 3D - những đường sóng uốn lượn mềm mại được thể hiện bằng những gam màu chủ đạo của mùa thu. Cổng chào hình trái tim và các bức tường được gắn hoa tươi với tranh chân dung nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; con đường nghệ thuật với hàng nghìn chiếc ô lụa rực rỡ sắc màu...

Vào mỗi buổi tối cuối tuần, trên sân khấu chính và các địa điểm biểu diễn xung quanh tuyến phố đi bộ sẽ diễn ra nhiều nội dung, chương trình phong phú, hấp dẫn từ các loại hình nghệ thuật dân gian đến đương đại như: Ca trù, chầu văn, hát văn, hòa tấu nhạc trẻ, nhạc dân tộc, nhạc Trịnh...

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ phát biểu tại chương trình.

Các loại hình nghệ thuật như biểu diễn múa rối, xiếc, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và các hoạt động giải trí như tổ chức các trò chơi dân gian, sân chơi thanh niên, giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của các hội đoàn thể, các phường và nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật khác... cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp trên cả nước cùng các câu lạc bộ, hội nhóm văn nghệ của nhân dân.

Bên cạnh đó là các gian hàng văn hóa - ẩm thực gồm đồ lưu niệm thủ công, hoa quả tươi, ẩm thực truyền thống... sẽ được duy trì, là nơi giới thiệu các sản phẩm thủ công, làng nghề và văn hoá ẩm thực với những món ngon đặc trưng của Tây Hồ như xôi Phú Thượng, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc Hồ Tây, trà Sen Quảng An... kết nối với không gian ẩm thực đường phố đa dạng, phong phú, hấp dẫn tại phố Trịnh Công Sơn và các quán cafe, khu ẩm thực của Nhà hàng Sen Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây, Thung lũng hoa Hồ Tây sẽ mang tới cho du khách nhiều sự lựa chọn phong phú, hấp dẫn, chất lượng và phù hợp với nhu cầu.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Các đại biểu nhấn nút tái khởi động không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ.

"Giờ đây, không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ đã khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ, lung linh sắc màu sẵn sàng chào đón du khách tới thăm quan, trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đường phố phong phú, hấp dẫn.

Đặc biệt trong không gian này, cất lên những giai điệu sâu lắng của nhạc Trịnh, để nơi đây sẽ là điểm đến của những người yêu nhạc Trịnh, cùng lan toả những giá trị tốt đẹp về tình yêu và cuộc sống đến với mọi người", Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho hay.

Với mong muốn xây dựng không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ trở thành một địa điểm sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, xây dựng nơi đây trở thành một không gian văn hóa, không gian sáng tạo của quận Tây Hồ, phù hợp với định hướng phát triển hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội.

Quận Tây Hồ sẽ tiếp tục tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nâng cao sức sáng tạo và mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần cho người dân, đồng thời tạo bản sắc và sức hấp dẫn riêng cho Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, lan truyền cảm hứng để thu hút sự tham gia của các tập thể, cá nhân hoạt động sáng tạo nghệ thuật kết nối cộng đồng, phục vụ cộng đồng.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Người dân háo hức vui chơi tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, được bắt đầu từ ngày hôm nay (7/5); thời gian hoạt động từ 17h00 đến 23h00 ngày thứ Bảy; từ 8h00 đến 23h00 ngày Chủ nhật hàng tuần.

Lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, các hoạt động trên tuyến phố đi bộ phải tuân thủ phương châm: "Tôn trọng, gìn giữ cảnh quan chung, không gây ảnh hưởng tới kết cấu các công trình kiến trúc, cây xanh và các hoạt động khác của người dân. Sử dụng bao bì sản phẩm, trang thiết bị bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Gìn giữ nét đẹp văn hóa Thủ đô Hà Nội trong không gian Phố đi bộ Trịnh Công Sơn".

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá, quận Tây Hồ đã rất tích cực trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để hôm nay có thể chính thức tái khởi động Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Đây sẽ là dấu ấn, tiền đề bứt phá, khơi dậy tiềm lực to lớn cho sự phát triển của quận Tây Hồ, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tiêu biểu của hệ thống di tích xung quanh Hồ Tây và vùng phụ cận, kết nối với các điểm du lịch của Thành phố.

Để phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quận Tây Hồ, đưa phố đi bộ Trịnh Công Sơn và Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ trở thành một sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và du lịch độc đáo của Thủ đô, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu quận Tây Hồ tiếp tục nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận, đưa các sản phẩm làng nghề và sản phẩm quà tặng du lịch mang đậm màu sắc dân gian để giới thiệu cho bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, thường xuyên khảo sát, lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của người dân và du khách để tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác công tư; đầu tư phát triển, làm mới các sản phẩm du lịch, khai thác có hiệu quả lợi thế sẵn có của Tây Hồ.

Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống cháy nổ, duy trì an ninh, trật tự tạo cho người dân và du khách cảm giác yên tâm khi đến tham quan, vui chơi. Chủ động tổ chức nghiên cứu tổng thể và đề xuất phương án khai thác phố đi bộ Trịnh Công Sơn và các khu vực lân cận nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giá trị quần thể Hồ Tây.

Đối với các Sở, ban, ngành Thành phố, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quận xây dựng, triển khai các sản phẩm du lịch độc đáo, có tính chất đặc thù, hấp dẫn; tăng cường truyền thông, mở rộng phạm vi xúc tiến, quảng bá để giới thiệu về du lịch Tây Hồ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức hợp lý không gian du lịch trên địa bàn quận, đảm bảo sự liên kết giữa các điểm đến nhằm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Tây Hồ nói riêng và Thủ đô nói chung.

Phương Bùi

Nên xem

Khu vườn sinh thái rộng lớn xanh mát bao bọc "bán đảo" Van Phuc City

Khu vườn sinh thái rộng lớn xanh mát bao bọc "bán đảo" Van Phuc City

(LĐTĐ) Khu đô thị Vạn Phúc là một trong những "bán đảo" có vị trí đặc biệt tại TP.HCM - một thành phố sông ngòi bao quanh, đến Van Phuc City ...
Thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”

Thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội ...
TP.HCM đề xuất xây dựng cơ chế cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày

TP.HCM đề xuất xây dựng cơ chế cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố ...
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Việc ban hành Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nhằm ...
Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

(LĐTĐ) Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội vừa phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Smart Life tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số ...
Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

(LĐTĐ) “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân” đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/3, thu hút sự tham ...
Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thanh Oai, bên cạnh hình thức tuyển dụng trực tiếp, có 20 cơ sở doanh nghiệp thực hiện tư vấn, ...

Tin khác

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…
Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

(LĐTĐ) Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa thiết thực cùng với các luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động