Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hướng tới doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp khoảng 5,7% GRDP vào năm 2025 và 7,2% vào năm 2030.

Định hướng, chính sách và nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô “Đại tiệc” âm nhạc từ show diễn của nhóm BlackPink: Góc nhìn xây dựng công nghiệp văn hóa Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Lễ hội sông nước TP.HCM

Đây là một trong những mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo định hướng, công nghiệp văn hóa TP.HCM sẽ tập trung phát triển 8 ngành. Trong đó ngành điện ảnh đặt ra mục tiêu phát triển trung bình khoảng 12%/năm, đạt trên 5.000 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 30% doanh thu), đóng góp khoảng 0,4% GRDP của Thành phố vào năm 2025; tốc độ phát triển trung bình khoảng 13%/năm, đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 50% doanh thu), đóng góp khoảng 0,56% GRDP vào năm 2030.

Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt gần 1.000 tỷ đồng, đóng góp 0,08% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, đóng góp 0,09% GRDP vào năm 2030. Ngành mỹ thuật đạt gần 300 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,02% GRDP vào năm 2025; đạt trên 500 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,03% GRDP vào năm 2030.

Ngành nhiếp ảnh đạt trên 1.800 tỷ đồng, đóng góp 0,15% vào năm 2025; đạt trên 3.000 tỷ đồng, đóng góp 0,18% GRDP vào năm 2030. Ngành triển lãm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, đóng góp 0,5% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, đóng góp trên 0,6% GRDP vào năm 2030.

Trong khi đó, ngành quảng cáo phấn đấu đạt khoảng 32.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 2,6% vào năm 2025; đạt khoảng 55.000 tỷ đồng, đóng góp khoàng 3,2% GRDP vào năm 2030. Ngành du lịch văn hóa đạt trên 4.100 tỷ đồng, đóng góp trên 0,3% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 8.400 tỷ đồng, đóng góp 0,5% GRDP vào năm 2030. Ngành thời trang đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, đóng góp 0,24% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 5.300 tỷ đồng, đóng góp 0,3% GRDP vào năm 2030.

Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM
Một tiết mục trong Chương trình "Dòng sông kể chuyện" được tổ chức vừa qua tại TP.HCM. Ảnh: Chinhphu.vn

Theo UBND TP.HCM, cùng với vị trí, vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế của khu vực và cả nước, Thành phố còn là trung tâm văn hóa, nơi hội tụ của sự phong phú, đa dạng và đặc sắc các nền văn hóa dân tộc, là đầu mối giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới.

Thành phố có cơ cấu dân số trẻ và tăng trưởng nhanh, có năng lực sáng tạo tốt, đã và đang xuất hiện những cá nhân tài năng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các nhà sản xuất, kinh doanh văn hóa... Thế hệ trẻ ngày càng có khá năng biểu đạt cao, sáng tạo và kết nối với toàn cầu. Thành phố cũng có thị trường nội địa rộng lớn, cùng với cơ cấu dân số trẻ. Đây là lớp công chúng có khuynh hướng tiêu dùng văn hóa mạnh và là đối tượng tiềm năng của các ngành công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM vẫn cần có sự đổi mới căn bản; đang phải đối mặt với các vấn đề do thu nhập thấp; thiếu các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp; công nghệ số hóa chưa được ứng dụng rộng rãi.

Nhiều tài năng chưa phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh, lực lượng lao động trẻ nhưng chưa được tiếp cận các kỹ năng và chuyên môn phù hợp để thích ứng, vận hành hiệu quả các mô hình tổ chức cũng như kinh doanh mới trong ngành công nghiệp văn hóa. Vấn đề vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ cần quản lý, thực hiện tốt hơn. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có đa số xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy khả năng nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố…

Theo thống kê, hiện TP.HCM có 30 Nghệ sỹ nhân dân, 243 Nghệ sĩ ưu tú, 18 Nghệ nhân ưu tú, 7 Nghệ nhân nhân dân, 15 Hội hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với 6.723 hội viên. Tổng cộng có 17.670 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành văn hóa như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh, thời trang, kiến trúc...

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động