Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng: Từng bước nâng tầm trí tuệ Việt
Thời kỳ mới trong phát triển văn hóa đọc Phát triển văn hóa đọc cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng |
Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, coi học tập là nền tảng cho mọi thành công, mọi thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”.
Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” có sức lan tỏa lớn trên khắp các trường học |
Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Vấn đề học tập suốt đời đã trở thành kim chỉ nam cho mỗi con người trong hành trình sống và hoạt động. Nhận thức được vai trò quan trọng của học tập suốt đời, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm và tạo điều kiện cho người dân có thể học tập được mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.
Để nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu tài liệu phục vụ các nhiệm vụ chính trị; tổ chức trưng bày triển lãm, tuyên truyền giới thiệu sách báo, tranh ảnh, tư liệu chào mừng các ngày Lễ kỷ niệm của đất nước và địa phương; tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc - Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4); Tuần lễ Học tập suốt đời, Ngày Di sản Việt Nam, …
Đặc biệt, Dự án trang bị xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện “Ánh sáng tri thức” cho các thư viện tỉnh/thành trên cơ sở huy động từ nguồn xã hội hóa được triển khai mang lại hiệu quả cao được người dân và các tổ chức xã hội hết sức ủng hộ. Từ năm 2016 đến năm 2019 đã vận động được tài trợ trao tặng 44 xe cho 44 thư viện cấp tỉnh, mỗi xe có 4.500 cuốn sách, từ 6 đến 10 máy tính, 1 máy chủ, phần mềm, máy chiếu, vô tuyến, phần mềm quản lý thư viện, tài liệu điện tử và sách nói phục vụ cho người khiếm thị; huy động các đơn vị tặng hàng nghìn tủ sách cho các thư viện tại các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, trường học, đồn biên phòng, trại giam,...
Bên cạnh đó, nhiều phong trào, cuộc thi được tổ chức với quy mô lớn mang lại hiệu quả lan tỏa tinh thần đọc sách cao như Ngày hội “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”; Phong trào“Đọc sách và làm theo tấm gương tự học của Hồ Chí Minh” trong các nhà trường, cơ quan, đơn vị; Chương trình “Cùng bạn đọc sách - Nâng tầm trí tuệ Việt”; Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”. Trong đó, điển hình là Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2019, 2020. Năm 2019, vòng sơ khảo ở các địa phương có 40 tỉnh/thành và hơn 10 trường đại học/cao đẳng trên cả nước đã tổ chức với tổng số 536.557 bài dự thi; từ đó chọn ra 1.050 bài thi xuất sắc nhất tham dự Chung kết. Năm 2020, Cuộc thi tiếp tục triển khai với quy mô lớn trong cả nước tại các tỉnh/thành, trường học và lực lượng vũ trang với hơn 1 triệu học sinh, sinh viên tham gia, lựa chọn hơn 1.200 bài thi xuất sắc nhất tham dự Chung kết.
Năm 2020, trước sự lây lan và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 30/3/2020, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản hướng dẫn các thiết chế văn hóa, đặc biệt hướng dẫn các thư viện trong cả nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Từ những văn bản hướng dẫn này các thư viện đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền và triển khai nhiều dạng dịch vụ trực tuyến hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin và tri thức.
Đặc biệt, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đưa ra sáng kiến thiết lập Kênh “Cùng bạn đọc sách” trên không gian mạng gồm 06 chuyên mục: Sách hay nên đọc; đọc sách cùng bạn; góc bạn đọc; góc thiếu nhi; đại sứ văn hóa đọc và góc dành cho người tâm huyết với văn hóa đọc. Kênh “Cùng bạn đọc sách” ra đời ngày 08/4/2020 đã thực sự phát huy tác dụng, nhất là trong thời gian cả nước thực hiện giãn cách xã hội, nhiều thư viện, trường học đã sử dụng kênh này cho bạn đọc và học sinh sử dụng. Chỉ sau một thời gian ngắn, hàng trăm nghìn lượt người đã xem và theo dõi, qua đó góp phần truyền cảm hứng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, mở rộng hiểu biết, … truyền lòng yêu đọc sách cho bạn đọc và khán, thính giả.
Ngày 09 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (Quyết định số 89/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã xác định trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”. Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014. |
Từ những chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kế hoạch cụ thể của các Bộ ngành, địa phương, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành trên cả nước đã ban hành các chương trình phối hợp, văn bản chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hệ thống thiết chế văn hóa các cấp: Tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập; xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả; thành lập các chuyên mục xây dựng xã hội học tập; tuyên truyền và khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, hỗ trợ học tập được tổ chức trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
Sau gần 7 năm thực hiện, Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong các hoạt động thư viện. Hiện nay, hệ thống thư viện gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, 63 thư viện tỉnh/thành, 667 thư viện cấp huyện, 3290 thư viện cấp xã, phường, thị trấn, 19.881 phòng đọc, tủ sách cơ sở và 178 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; hệ thống thư viện đa ngành, chuyên ngành với gần 400 thư viện các trường đại học và tương đương, 25.915 thư viện trường phổ thông; trên 100 thư viện thuộc các Bộ ngành, viện nghiên cứu, trung tâm tâm nghiên cứu khoa học; thư viện lực lượng vũ trang nhân dân với 110 thư viện, 529 phòng đọc, 3.027 tủ sách của lực lượng công an và 421 thư viện, khoảng 1.000 phòng đọc sách Hồ Chí Minh trong hệ thống thư viện quân đội phát triển mạnh mẽ góp phần đắc lực vào việc đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời cho người dân. Về nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện công cộng cũng có tổng số bản sách đạt 43.968.664 bản sách.
Nhiều địa phương tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và xây dựng thêm các thư viện như: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Bình, Kiên Giang được đầu tư xây mới trụ sở Thư viện tỉnh. Mạng lưới thư viện tiếp tục được duy trì và củng cố, đặc biệt với hoạt động xã hội hóa được đẩy mạnh, số lượng thư viện cấp xã, phòng đọc cơ sở và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết năm 2019, cả nước đã có 24.080 thư viện công cộng (tăng 36% so với năm 2014); các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tiếp tục được phát triển, cả nước hiện có 178 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. /.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40