Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh
Thay đổi diện mạo hạ tầng đô thị Thủ đô TP.HCM xếp hạng thứ 2 toàn quốc về chuyển đổi số Sinh viên TP.HCM tiên phong chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh |
Hạ tầng dữ liệu là “bộ não” của đô thị thông minh
Tại Việt Nam, phát triển đô thị thông minh là phương thức quan trọng để tận dụng hiệu quả những cơ hội của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và hướng tới phát triển bền vững.
Việc phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trao đổi tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2023, ông Nguyễn Nhật Quang, Thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, cho biết, yếu tố quan trọng để tạo nên đô thị thông minh là phải quan tâm đến đô thị xanh và đô thị số.
Ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, cho biết, yếu tố quan trọng để tạo nên đô thị thông minh là phải quan tâm đến đô thị xanh và đô thị số. |
Trong đó, chuyển đổi số đô thị không chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài toán đô thị mà là quá trình chuyển đổi của các môi trường nhân tạo và xã hội để thích ứng với môi trường số.
“Chuyển đổi số đô thị không phải là xây dựng một đô thị số thay cho đô thị thực mà là dùng công nghệ số để kiến tạo một môi trường sống mới thông minh hơn, hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Nhật Quang khẳng định.
Cũng theo ông Nguyễn Nhật Quang, hiện nay, trên thế giới có gần 200 định nghĩa về đô thị thông minh. Do vậy, khi xây dựng, chúng ta không cần quá câu nệ về các chỉ tiêu để dựa vào đó hình thành nên đô thị thông minh.
“Nếu như trong 1 đô thị chúng ta không thống nhất được 1 dữ liệu thì không thể triển khai đô thị thông minh được. Do vậy, quan trọng là việc thống nhất dữ liệu. Tính thống nhất dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị”, ông Quang cho biết.
Đối với chiến lược dữ liệu đô thị thông minh, theo ông Quang, hạ tầng dữ liệu số không thể xây dựng một lần là xong, không thể dựa vào chỉ một đối tác mà phải là quá trình liên tục với sự tham gia của nhiều chủ thể, Để xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất cần quy hoạch, quy chế và quy chuẩn.
Cần quan tâm đến quy hoạch và chiến lược
Cũng tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, ông Nguyễn Công Thị, Giám đốc khối Giải pháp chính quyền điện tử, Tập đoàn VNPT, bày tỏ quan điểm, hiện nay việc thực hiện đô thị thông minh cần quan tâm đến quy hoạch và chiến lược. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều chính sách, văn bản để thực hiện việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh.
Cụ thể, Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã xác định: “Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số”.
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định quan điểm chỉ đạo “Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị”.
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2023. |
“Chúng ta đang có tiềm năng phát triển kinh tế nhanh, mạnh, coi kinh tế số là động lực. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm để khai phá, phát triển đô thị thông minh, đồng hành với phát triển chuyển đổi số. Tuy nhiên, phát triển đô thị thông minh trong đó có hạ tầng số tại Việt Nam còn nhiều thách thức.
Một số thách thức trong phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam đó chính là công tác quản lý cơ sở dữ liệu đô thị còn hạn chế, đang ở mức độ khá sơ khai; dữ liệu chưa thống nhất…”, ông Nguyễn Công Thị cho biết.
Để phát triển hạ tầng số cho đô thị tương lai, ông Nguyễn Công Thị đề xuất, cần xây dựng mô hình tham chiếu dữ liệu chuẩn để định hướng chiến lược phát triển dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số và đảm bảo thống nhất từ Trung ương xuống địa phương; xây dựng nền tảng phân tích dữ liệu lớn phục vụ dữ liệu và phân tích lượng lớn dữ liệu đáp ứng phục vụ chuyển đổi số và phát triển kinh tế - xã hội; phát triển dữ liệu số cần có trọng tâm, trọng điểm; chia sẻ dữ liệu và xây dựng cổng dữ liệu mở…
“Đặc biệt, tại Hà Nội, là một trong những địa phương tích cực triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng. Hiện nay, dữ liệu từ các nền tảng số và ứng dụng chuyên ngành trên địa bàn Thành phố đang dần hình thành và được ưu tiên phát triển.
Tôi xin đề xuất, thành phố Hà Nội tập trung xây dựng như là mô hình mẫu điển hình trong xây dựng kho dữ liệu dùng chung và nền tảng tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu. Các Bộ, ngành thí điểm mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu cho thành phố Hà Nội để làm điểm và nhân rộng cho các địa phương”, ông Nguyễn Công Thị nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35
Công đoàn Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Chuyển đổi số 18/10/2024 20:56
Báo Kinh tế & Đô thị ra mắt tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số
Chuyển đổi số 17/10/2024 11:46
Trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" tiếp nhận 500 tin phản ánh vi phạm giao thông
Pháp luật 15/10/2024 22:41
Trang bị kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến tới người dân
Xã hội 14/10/2024 12:49
Hà Nội lan tỏa sâu rộng hơn nữa quá trình chuyển đổi số tới từng người dân
Xã hội 10/10/2024 15:03
Quận Tây Hồ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia
Xã hội 09/10/2024 15:31
Khánh Hòa đưa hệ thống giám sát, điều hành thông minh IoC và công dân số vào hoạt động
Chuyển đổi số 05/10/2024 06:37
Nhiều ưu đãi cho người dân trong “Tháng tiêu dùng số” năm 2024
Xã hội 27/09/2024 12:52
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 21/09/2024 07:58