Phát triển công nghiệp Y tế
Bộ Y tế: Thuốc Tamiflu chỉ sử dụng cho bệnh nhân nhiễm cúm có biến chứng hoặc yếu tố nguy cơ Xem xét mức hỗ trợ y, bác sĩ và nhân viên y tế tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội |
Ảnh minh họa. |
Thời gian qua, dư luận cũng như nhiều chuyên gia đã chỉ ra những bất cập trong hệ thống Y tế mà tân quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phải đối diện, đó là: Tình trạng thiếu thuốc và các thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân do “nút thắt” từ cơ chế đấu thầu; hệ thống bệnh viện tuyến Trung ương quá tải vì chất lượng y, bác sĩ không đồng đều giữa tuyến huyện, tỉnh, Trung ương; tình trạng bác sĩ bệnh viện công “nhảy việc” sang bệnh viện tư hoặc xin thôi việc ngày một gia tăng, trong khi các loại dịch bệnh có nguy cơ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều… Đúng, đây là những vấn đề của thời hiện tại và đã tìm lời giải ở thì quá khứ nhưng chưa hiệu quả, song dù sao cũng đã có “phom” để tiếp tục tìm lời giải cho thì hiện tại lẫn tương lai.
Điều mà chúng ta quan ngại hơn, chính là “chỉ số” giá khám, chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện cả công lẫn tư ngày một tăng cao, khiến sức chịu đựng của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo ngày thêm “đuối”. Và ở góc độ vĩ mô, nếu xét sâu xa, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng vì một lượng ngoại tệ rất lớn phải chi cho việc nhập khẩu thuốc và các trang thiết bị y tế.
Có người nói rằng, chúng ta đang thực hiện mục tiêu “phủ kín” bảo hiểm y tế toàn dân, cạnh đó còn có chính sách đối với người nghèo, người có công, người cao tuổi khi đi khám, điều trị bệnh tại hệ thống bệnh viện công, thì giá thuốc có cao, chi phí từ phí dịch vụ khám, chữa từ những thiết bị hiện đại cũng do bảo hiểm chi trả, đâu có ảnh hưởng mấy đến người khám, điều trị bệnh. Thưa rằng, bảo hiểm chỉ cho trả phần nào (theo luật định), còn các thuốc đặc trị, hay xét nghiệm, chiếu chụp trên hệ thống công nghệ cao, người dân phải chi tiền hoặc trả một phần tiền!
Theo thống kê, chỉ riêng thuốc chữa bệnh, năm 2020 chúng ta phải nhập khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Cạnh đó, có đến gần 90% thiết bị y tế dùng cho viêc khám, điều trị bệnh chủ yếu tập trung ở các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (X-quang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị phòng mổ, theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xét nghiệm, xử lý chất thải Y tế... cũng phải nhập khẩu với giá trị năm sau cao hơn năm trước, tính trung bình cũng từ 950 triệu-1,1 tỷ USD/năm (khoảng 23 nghìn tỷ đồng). Với một đất nước, có quy mô GDP chưa cao, việc chi hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc, thiết bị Y tế là rất lớn.
Trong một thế giới toàn cầu hòa và độ mở về hội nhập kinh tế, đầu tư của Việt Nam ở mức độ rất cao thì chuyện ứng dụng, nhập những loại thuốc, trang thiết bị y tế tốt nhất, hiện đại nhất cho việc khám, chữa bệnh của nhân dân là đương nhiên. Nhất là trong bối cảnh trong nước không và chưa thể sản xuất được. Tuy vậy, cũng đã đến lúc các cơ quan hoạch định chính sách về Y tế và công nghiệp phải nhìn lại.
Với ngành công nghiệp dược, là nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất hợp cho việc trồng các loại cây dược liệu. Chúng ta đã nói, đề cập, khởi xướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Các loại thuốc đặc trị, các đơn vị (từ khâu nghiên cứu đến sản xuất) chưa làm được, hầu hết phải nhập khẩu với giá thành cao. Nền công nghiệp Y tế để sản xuất được các thiết bị có hàm lượng công nghệ và chất xám cao…nhằm thay thế hàng nhập khẩu vốn quá đắt đỏ vẫn chưa xuất hiện. Trong khi, trừ các doanh nghiệp trong lĩnh vực Y tế, chúng ta đã manh nha xuất hiện các tập đoàn hướng về công nghệ cao như FPT, Viettel hay Vingroup.
Vẫn biết sản xuất biệt dược và chế tạo công nghệ hiện đại phục vụ ngành Y là khó, nhưng không phải khó mà không làm. Nếu nền tảng khoa học, kỹ thuật chưa cao, chúng ta có thể tiến hành liên doanh, liên kết trong sản xuất, nghiên cứu với các đối tác hàng đầu của Israel, Nhật Bản, Pháp hay Hoa Kỳ để sản xuất thuốc và thiết bị Y tế như kiểu VinFats sản xuất xe hơi, rồi tiến tới làm chủ công nghệ.
“Vạn sự khởi đầu nan”, hy vọng với kiến thức chuyên sâu về kinh tế, tân quyền Bộ trưởng Y tế bên cạnh việc “khỏa lấp” những bất cập của hiện tại như đề cập ở trên, sẽ có những tham mưu đột phá chiến lược để xây dựng nền công nghiệp Y tế Việt Nam phát triển xứng tầm.
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49