Phát triển công nghiệp văn hóa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

(LĐTĐ) Sáng 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khơi dậy và phát triển công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa Ngày 24/12 diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Ban hành nhiều chính sách phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay là Hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Phát triển công nghiệp văn hóa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam là kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, con người Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Thủ tướng cho biết: Nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.

Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa như:

Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Trung ương xác định: "Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội…".

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 đề ra mục tiêu, yêu cầu: "Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam".

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành đã khẳng định quan điểm: "Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa". Chiến lược xác định 12 lĩnh vực của Công nghiệp văn hóa; đồng thời đề ra mục tiêu triển khai các lĩnh vực này đến năm 2030.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam".

Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó: "khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh".

Thủ tướng nhận định: Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Phát triển công nghiệp văn hóa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
Toàn cảnh Hội nghị.

Thủ tướng nêu rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Cần triển khai đồng bộ các giải pháp

Tại Hội nghị hôm nay, Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào một số nội dung chính:

Thứ nhất, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua (cố gắng nêu rõ số liệu minh chứng cụ thể); nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta có thể học tập được gì từ những quốc gia đã thành công trong phát triển công nghiệp văn hóa?

Thứ hai, đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đột phá, trong đó: Giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách (về thu hút nguồn lực xã hội; tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa công và tư; việc bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ; những chính sách về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số…). Theo đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư.

Những sản phẩm, dịch vụ nào cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao? Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa như thế nào?

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa cả về số lượng và chất lượng?

Có cần xây dựng một Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa cho giai đoạn mới với tầm nhìn dài hạn, giải pháp đồng bộ hơn?

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quy định phù hợp sau Hội nghị.

Nhận định sau 2 năm triển khai Hội nghị văn hóa toàn quốc, tư duy, nhận thức, hành động với văn hóa đã khác hẳn, tạo ra nguồn lực mới cho phát triển đất nước, đặc biệt nhiều địa phương rất chủ động, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiến nghị rà soát các điều kiện “cần và đủ” để thực hiện chính sách tiền lương mới

Kiến nghị rà soát các điều kiện “cần và đủ” để thực hiện chính sách tiền lương mới

(LĐTĐ) Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024.
Chính phủ báo cáo thời điểm cải cách tiền lương và sáp nhập huyện, xã

Chính phủ báo cáo thời điểm cải cách tiền lương và sáp nhập huyện, xã

(LĐTĐ) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, sáng 20/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, sẽ triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7 và hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trong tháng 9.
Tổ chức thành công Giải bóng bàn truyền thống huyện Đông Anh năm 2024

Tổ chức thành công Giải bóng bàn truyền thống huyện Đông Anh năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã phối hợp tổ chức thành công Giải bóng bàn truyền thống huyện Đông Anh năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực được tổ chức trong Tháng Công nhân và chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi hoạt động chào hè rực rỡ, Vietjet mang tới cho hành khách ưu đãi hấp dẫn đón mùa đông tại “xứ sở chuột túi” với vé bay khứ hồi hạng Eco chỉ từ 0 đồng, tặng thêm 20kg hành lý ký gửi, suất ăn nóng tươi ngon.
TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

TCBS tăng cường bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch

(LĐTĐ) Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục tiên phong trong việc tạo thêm nhiều lớp bảo mật nâng cao, nhằm đảm bảo an toàn giao dịch, bảo vệ tài sản và dữ liệu cá nhân của khách hàng trên nền tảng số.
Kỳ họp thứ 7: Xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, thống nhất cao

Kỳ họp thứ 7: Xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, thống nhất cao

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.
Nghệ An: 500 vận động viên tham dự Hội thao ngành Giao thông vận tải

Nghệ An: 500 vận động viên tham dự Hội thao ngành Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Sáng 20/5, tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, Sở Giao thông vận tải và Công đoàn ngành Giao thông vân tải tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Hội thao truyền thống công nhân, viên chức, lao động năm 2024.

Tin khác

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

Truyền hình trực tiếp chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" trên VTV1

(LĐTĐ) Nhân kỉ niệm 65 năm đường Hồ Chí Minh, chương trình "Trường Sơn - chân trần chí thép" được truyền hình trực tiếp từ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn linh thiêng vào lúc 20h10 trên VTV1.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

(LĐTĐ) Ngày 18/5, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và triển lãm bộ sách và mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Sớm bình yên

Sớm bình yên

(LĐTĐ) Cúc, cù, cu... cu, cu... Tiếng chim cu gáy vọng đều đều xung quanh nhà đã đánh động bình minh. Cuối tuần thức dậy ở nhà ba mẹ, được nghe thanh âm của bầy chim cu, lòng tôi chợt thấy dâng trào cảm giác bình yên thân thương quá đỗi.
Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Triển lãm "Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024)" dự kiến tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024. Trong đó, Lễ khai mạc diễn ra vào 9h00 ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

(LĐTĐ) Chiều ngày 15/5/2025, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương.
Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

(LĐTĐ) Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động