Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, lao động trong các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX), trong đó có việc xây dựng cơ sở mầm non tại địa bàn có KCN-KCX nhưng hiện nay kết quả vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ chạy 400 chuyến tàu dịp Tết Nguyên đán 2024UBND TP.HCM chỉ đạo không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm họcNguy cơ thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM

Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM, việc phát triển các cơ sở mầm non tại KCN vẫn gặp nhiều khó khăn. Nghị định số 36/1997/NĐ-CP, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ về KCN - KCX và khu kinh tế đều quy định “không có dân cư sinh sống trong KCN, KCX”. Vì thế các KCN, KCX đã hình thành và được Bộ Xây dựng phê duyệt đều không có quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ tiện ích cho người lao động trong đó có việc dành quỹ đất tại đây để xây dựng trường mầm non.

Cùng với đó, việc các công ty phát triển hạ tầng phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KCN - KCX nhằm đảm bảo việc xây dựng công trình tiện ích phù hợp với mục đích sử dụng đất đã được quy hoạch luôn mất thời gian khá dài, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, xây dựng dự án.

Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM
Các KCN-KCX trên địa bàn TP.HCM cần đẩy mạnh việc xây dựng trường học cho con công nhân.

Đặc biệt, nhiều KCN-KCX hiện hữu đã tận dụng tối đa quỹ đất có thể khai thác, môi trường không có mảng cây xanh, hoặc có khoảng cách xa với công trình, dẫn đến việc khó đảm bảo về chăm sóc sức khỏe trẻ em, không đủ điều kiện để lập dự án xây dựng trường mầm non, diện tích đất không đủ xây dựng trường chuẩn. Trong khi đó, địa bàn có KCN-KCX dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động, chủ yếu là dân nhập cư nên nhu cầu gửi trẻ ở từ 6 tháng tuổi là rất cao.

Mặt khác, đặc thù công việc của giáo viên mầm non phải năng động, nhanh nhẹn, có sức khỏe để tổ chức linh hoạt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong khi việc áp dụng tuổi hưu đối với giáo viên mầm non ở mức 60 tuổi là chưa phù hợp với thực tế. Thực tế việc giáo viên mầm non khi ở độ tuổi ngoài 50 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy trẻ, nhất là trong hoạt động dạy hát múa.

Từ thực tiễn nêu trên, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất, điều chỉnh Nghị định số 46/2017 về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể bổ sung Điều 3 Khoản 1 Nghị định này theo hướng bổ sung, hướng dẫn thủ tục giải quyết các trường hợp chuyển địa điểm, chuyển chủ trường, chủ các nhóm lớp theo nhu cầu thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Đồng thời, điều chỉnh Điều 5 Khoản 2 điểm a và Khoản 3 của Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT do chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể là quy định: "Trường mầm non có quy mô tối thiểu 9 nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm, lớp”; “Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường được xác định trên cơ sở số nhóm, lớp, số trẻ em với bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ em; đối với các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép bình quân tối thiểu 10m2 cho một trẻ em”.

Ngoài ra Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề xuất một số giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư xây dựng trường mầm non phục vụ con công nhân lao động trong các KCN-KCX hiện hữu bằng chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế cho doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội tại các KCN-KCX đặc biệt là trường mầm non; lựa chọn chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong việc thực hiện đền bù, giải tỏa; lập, phê duyệt dự án và đầu tư xây dựng các khu đô thị dân cư liền kề hỗ trợ khu công nghiệp mới trước khi đưa khu công nghiệp vào hoạt động.

Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cần phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu đô thị liền kề phục vụ KCN-KCX; ưu tiên tạo quỹ đất sạch chưa khai thác để đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội đủ tiêu chuẩn, trong đó ưu tiên xây dựng nhà lưu trú công nhân và trường mầm non để đáp ứng nhu cầu của công nhân. Đồng thời các KCN-KCX trên địa bàn TP.HCM, trong quá trình phát triển, mở rộng quy mô phải có trách nhiệm đầu tư quỹ đất xây dựng khu lưu trú, tạo chỗ ở ổn định cho công nhân và phải dành quỹ đất để xây dựng trường học cho con em công nhân.

Nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non tại KCN

TP.HCM hiện có 16 KCN-KCX đang hoạt động. Tại đây, tính đến cuối năm học 2022 - 2023 có 776 trường mầm non, 1.777 nhóm, lớp độc lập tư thục, 8.563 lớp học với 142.353 trẻ. Thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có KCN. Cụ thể, từ năm 2015 Ủy ban nhân dân TP.HCM thực hiện đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực KCN-KCX đến năm 2020", qua đó hỗ trợ cho 51 nhóm trẻ với kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

Cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có KCN-KCX được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 1 lần gồm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ GD&ĐT, kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em với mức hỗ trợ tối thiểu 20 triệu đồng và mức cao nhất 50 triệu đồng đối với 1 cơ sở, qua đó đã hỗ trợ cho 57 cơ sở giáo dục mầm non độc lập với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

Về chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN, TP.HCM đã hỗ trợ cho 5.838 trẻ với số tiền trợ cấp hơn 3,8 tỷ đồng; hỗ trợ cho 212 giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN với số tiền hơn 870 triệu đồng...

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Xem thêm
Phiên bản di động