Phát huy vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới
Tước giấy phép kinh doanh 21 nhà xe hoạt động tại TP.HCM TP.HCM: Cải tạo hồ bơi sau 90 năm sử dụng để phục vụ người lao động TP.HCM hết nhiều loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng |
Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM cho biết, những năm qua, TP.HCM và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã có những chính sách và giải pháp để thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực cơ sở giới.
Trong đó, TP.HCM đã triển khai thí điểm "Chương trình Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em", với chương trình này, TP.HCM đã xây dựng và vận hành các mô hình, sáng kiến truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực giới. Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực trên cở sở giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại chương trình. |
Ông Hồi cho biết, các giải pháp bước đầu đã có những hiệu quả tích cực trong công tác phòng, ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở TP.HCM. Tuy nhiên, để thay đổi định kiến giới và các hành vi bạo lực thì cần phải có chiến lược truyền thông vận động lâu dài, liên tục và sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Mark Tattersall, Phó Đại Sứ, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam nhấn mạnh, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực giới vì truyền thông định hướng và dẫn dắt suy nghĩ cũng như các cuộc bàn luận về các vấn đề này trong cộng đồng.
"Tin tức được đưa ra có thể cung cấp thông tin đầy đủ về các trường hợp bạo lực tạo nên sự thương cảm của toàn xã hội nhưng cũng có thể đầy định kiến và mang tính đổ lỗi cho người bị bao lực. Do đó người làm truyền thông phải vô cùng thận trọng và nhạy cảm với vấn đề có thể đưa tin đúng, đầy đủ, chính xác, bảo đảm quyền của người bị bạo lực và trách nhiệm của thủ phạm”, ông Mark Tattersall cho biết.
Các đại biểu tham gia chương trình. |
Bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng văn phòng Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam chia sẻ: Các cơ quan truyền thông, báo chí, các phóng viên, biên tập viên sẽ đầu tư vào việc nâng cao năng lực chuyên môn về lĩnh vực bình đẳng giới, bạo lực giới, áp dụng các chỉ số nhạy cảm giới trong việc đưa tin bài và sản xuất ra nhiều câu chuyện có chất lượng về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau.
Theo thống kê cho thấy, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam. Theo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ (2019), cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời.
Bạo lực thường bị giấu kín với 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực.
Chiến dịch Ruy băng trắng là phong trào toàn cầu từ năm 1991 với sự tham gia tiên phong của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Lá cờ trắng tượng trưng cho sự đầu hàng, được gấp lại thành nơ với ý nghĩa nam giới từ bỏ bạo lực với phụ nữ. Nam giới được khuyến khích đeo ruy băng trắng để thể hiện việc lên tiếng chống lại bạo lực với phụ nữ. Chiến dịch Ruy băng trắng hợp tác với nhiều tổ chức nhằm thúc đẩy vai trò tích cực của nam giới và cộng đồng nhằm chấm dứt hành vi bạo lực của nam giới đối với phụ nữ thông qua các chương trình giáo dục phòng ngừa ban đầu, tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bạo lực ở các trường học, khuyến khích các tổ chức tham gia các chứng chỉ Ruy băng trắng ở nơi làm việc, tổ chức các chương trình tập huấn huy động nam giới tích cực, chiến dịch nâng cao nhận thức và vận động chính trị nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ. Chiến dịch Ruy băng trắng thường tập trung các hoạt động vào 16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực với phụ nữ bắt đầu từ ngày 25/11 và kết thúc vào ngày Nhân quyền ngày 10/12. Bữa sáng Ruy băng trắng với nam giới là sáng kiến của tổ chức White Ribbon Australia nhằm kêu gọi sự tham gia tích cực của nam giới với tư cách là những người đồng hành trong phòng trào chấm dứt bạo lực giới với phụ nữ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29