Phát huy sức sống của đồ chơi dân gian
Mùa Trung thu giãn cách lại nhớ những món đồ chơi dân gian Làng làm đèn kéo quân trầm lắng giữa mùa hội |
Kết nối giữa nghệ nhân với công chúng
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền (83 tuổi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã gắn bó với Bảo tàng Dân tộc học từ năm 2007. Từ nhỏ ông đã được chơi và làm đồ chơi dân gian theo sự hướng dẫn của người lớn. Sau này, đồ chơi công nghiệp bán sẵn nhiều, phong trào làm và chơi đồ chơi dân gian bị lắng xuống ông đã vận động những người biết làm trong thôn tiếp tục duy trì làm diều, đèn kéo quân, đèn ông sao, tiến sĩ giấy… để mình cùng con cháu vui chơi.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn các bạn nhỏ cách vận hành đèn kéo quân. |
Năm 2007, ông được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời tham gia trình diễn và hướng dẫn làm đèn kéo quân. Sau khi tham gia chương trình ở Bảo tàng ông thấy được ý nghĩa nhân văn, tính giáo dục trong việc giới thiệu, hướng dẫn trẻ em làm đồ chơi dân gian nên càng say mê hơn. Chia sẻ lý do ông tâm huyết với đồ chơi dân gian, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền cho hay: “Đây là những đồ chơi do các cụ truyền lại, nó gắn bó với tôi từ thời ấu thơ và ăn sâu trong tiềm thức của tôi”.
Tương tự, nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh (Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là người làm đồ chơi bằng bột đến nay đã gần 50 năm. Khi còn nhỏ bà thường giúp cha mẹ đi nhận đồ chơi bằng bột để bán tại cửa hàng của nhà tại 78 phố Đồng Xuân. Sau này do một số nguyên nhân, loại đồ chơi này không còn ai làm nữa, do vậy từ 1973 bà Ánh đã mày mò, tìm hiểu và cố gắng khôi phục loại đồ chơi này. Nhờ có sự khéo tay và đam mê bà đã dần khôi phục được một số đồ chơi truyền thống. Thế nhưng vào những năm 2000, đồ chơi bằng bột do bà làm ra bán được rất ít bởi không thể cạnh tranh với đồ chơi ngoại nhập. Mặc dù vậy, bà Ánh vẫn cố gắng duy trì nghề, hàng năm vào dịp Tết Trung thu bà vẫn mang sản phẩm của mình gửi bán tại Hàng Mã, chợ Đồng Xuân.
Luôn đau đáu với nghề, nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh cho biết, bà rất vui khi được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời đến tham gia trình diễn và hướng dẫn làm đồ chơi bằng bột cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán. Sự quan tâm, hứng thú của các cháu nhỏ đã tiếp thêm động lực để bà sáng tạo thêm nhiều loại đồ chơi bằng bột chứa đựng những giá trị văn hóa của dân tộc và đặc biệt để trẻ em có thể trải nghiệm làm ra những đồ chơi đó. Bà cho biết, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính là nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu đối với nghề làm đồ chơi của các nghệ nhân. Bảo tàng đã kết nối giữa nghệ nhân với công chúng để có sự thấu hiểu, cùng duy trì và phát huy.
Nhiều trải nghiệm thú vị dịp Trung thu
Theo ông Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, suốt nhiều năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn tìm tòi, thuyết phục, kết nối, tạo không gian để các nghệ nhân có cơ hội trình diễn, giới thiệu đồ chơi truyền thống đến du khách trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của các món đồ chơi có nguy cơ thất truyền như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây, trống bỏi…
“Mỗi món đồ chơi được gìn giữ đến ngày hôm nay đều gắn với những câu chuyện truyền nghề, giữ nghề của từng nghệ nhân. Các câu chuyện này được chính các nghệ nhân chia sẻ thông qua hoạt động trình diễn, hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm. Thông qua hoạt động này, chúng tôi mong muốn công chúng hiểu thêm về sức sống của các đồ chơi dân gian được duy trì bởi sự đam mê giữ nghề, truyền nghề, lan tỏa vẻ đẹp của đồ chơi đến thế hệ trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, ông Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho hay.
Dịp Trung thu năm nay, trong hai ngày 3, 4/9/2022 (tức ngày 8, 9/8 âm lịch), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chương trình “Trung thu: Sức sống đồ chơi dân gian”. Chương trình năm nay thu hút sự tham gia của các nghệ nhân dân gian đã nhiều năm gắn bó, bảo tồn đồ chơi truyền thống cùng Bảo tàng. Chương trình đem đến những trải nghiệm văn hóa thú vị qua các hoạt động gắn với chủ đề Tết Trung thu. Các bạn nhỏ được nghệ nhân hướng dẫn làm những món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ giấy bồi, diều rô...
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thưởng thức những màn múa lân sư sôi động và trải nghiệm thử tài múa lân của các em nhỏ. Những bạn thích khám phá ẩm thực được làm thử bánh dẻo, giã cốm theo kỹ thuật dân gian. Bên cạnh đó, công chúng có cơ hội chơi một số trò chơi truyền thống như: Nhảy dây, kéo co, đi cà kheo, đi goòng, ô ăn quan...
Đặc biệt, công chúng còn có cơ hội khám phá Tết Trung thu của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua mâm cỗ Trung Thu. Tại góc trưng bày này du khách được tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong Tết Trung thu của Việt Nam và Hàn Quốc. Các thông tin về ý nghĩa trong cách bày biện lễ vật trên bàn thờ của mỗi quốc gia sẽ đem lại những kiến thức thú vị cho công chúng. Song song với đó, các em nhỏ ưa thích sáng tạo có cơ hội tự tay làm một số đồ chơi dân gian gắn với tìm hiểu các kiến thức khoa học. Những bức tranh về chủ đề Trung thu được ghép từ những nguyên liệu tái chế cũng sẽ là một hoạt động thú vị mang ý nghĩa bảo vệ môi trường dành cho các bạn trẻ trong chương trình này./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46