Làng làm đèn kéo quân trầm lắng giữa mùa hội
Đồ chơi Tết Trung thu "đổ bộ" thị trường online nhưng…vẫn ế Mùa Trung thu giãn cách lại nhớ những món đồ chơi dân gian |
Ảm đảm do dịch
“Khen ai khéo vẽ í a cái đèn kéo quân/Ngựa giấy í a voi giấy, tít mù nó mới lại vòng quanh/Ớ ơ bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau/Ngựa giấy ới a voi giấy vòng quanh ới a tít mù, tít mù là/Khen ai khéo vẽ í a cái đèn kéo quân/ Đèn kéo quân là đèn kéo quân ớ hỡi đèn, đèn ơi...”. Vào mỗi đêm rằm tháng 8, những đứa đứa trẻ thôn quê lại vang lên những câu hát của bài đèn kéo quân với niềm háo hức lạ kỳ. Món đồ chơi dân dã với thứ ánh sáng tỏa ra mờ ảo đan xen đủ mọi hình dáng khiến đám trẻ không thôi nỗi tò mò, háo hức. Người ta vẫn hay bảo rằng, chính cái đất Đàn Viên (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là nơi sinh ra thứ đèn diệu kỳ ấy.
Ở Đàn Viên hiện giờ còn gia đình ông Vũ Văn Sinh còn giữ nghề làm đèn kéo quân. |
Mỗi mùa Trung thu, đến với làng Đàn Viên là đến với “thủ phủ” của những chiếc đèn kéo quân. Ông Vũ Văn Sinh (gần 60 tuổi) là một trong những người cuối cùng trong làng còn mê mẩn với giấy, với tre, với những chiếc đèn kéo quân trong suốt nhiều năm qua. Năm nào cũng vậy, cứ đúng vào dịp Tết thiếu nhi, gia đình ông lại tất bật với hàng ngàn chiếc đèn kéo quân giao đi khắp cả nước. Tuy nhiên năm nay, dịch Covid-19 đã làm chao đảo các làng nghề, dù Trung thu đã cận kề nhưng số lượng hàng chỉ bằng 1/3 những năm trước.
Những ngày qua, ông Vũ Văn Sinh vẫn lụi cụi vót tre, dán giấy làm đèn, nhưng ông bảo dịch Covid-19 đã khiến ông trở nên “rỗi nghề”. Do ảnh hưởng của dịch nên nhiều nơi không tổ chức Trung thu, nhu cầu của thị trường giảm, đơn hàng cũng không có nhiều dẫn đến thời gian để ông Sinh làm đèn đã giảm đi đáng kể. Ông Sinh bảo, bản thân đã có thâm niên khoảng 50 năm trong nghề làm đèn kéo quân. Ngần ấy năm, ông chứng kiến biết bao chuyện thăng trầm của món đồ chơi truyền thống, từ việc cạnh tranh trên sân nhà với lồng đèn điện tử của Trung Quốc đến những người tâm huyết dần bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống… Nhưng chưa bao giờ, không khí làm đèn kéo quân lại trầm lắng như năm nay.
“Nghề này cả năm làm đúng một tháng. Mọi năm đến tầm này là gia đình tôi đều xúm vào làm đèn kéo quân cả ngày mới kịp cho các đơn hàng. Năm nay mọi thứ trở nên trầm lắng hơn, tôi thong thả làm một vài chiếc đã đặt trước, thời gian còn lại làm việc khác. Hơn 1 tháng nay tôi chỉ làm được có 100 chiếc đèn, trong khi bình thường có thể được 400-500 chiếc, hết mùa hội có khi lên đến cả ngàn chiếc”, ông Sinh cho biết.
Làng Đàn Viên vốn chuyên làm pháo, nhưng nay mọi người đều chuyển sang nghề may mặc. Từ đầu làng tới cuối làng, nhà ông Sinh là gia đình hiếm hoi còn bày bán thứ đèn cổ tích. Từ khi đồ chơi truyền thống nhận được sự ưa chuộng. Lâu lâu cũng có đoàn thiếu nhi tới tham quan nhà ông Sinh, họ hàng từ khắp nơi về đây tụ họp hoặc ông Sinh từng mang đèn đi triển lãm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long, tham gia sự kiện Tết Trung thu phố cổ... để quảng bá về món đồ chơi truyền thống. Thế nhưng, “cơn bão” Covid-19 đã khiến mọi thứ đảo lộn. “Nghĩ cũng buồn và nhớ không khí của mọi năm nhưng điều quan trọng hiện nay là mọi người chấp hành nghiêm túc quy định phòng, chống dịch. Khi dịch được đẩy lùi chúng ta lại vui hội sau”, ông Sinh nói.
Lưu giữ Trung thu truyền thống qua chiếc đèn kéo quân
Đến Đàn Viên, nghe người làng kể sâu hơn về cái nghiệp làm đèn mới thấy thật háo hức. Các vị cao niên trong làng kể lại, một thuở chỉ cách nay non ba chục năm, cứ vào ngày hội hè, lễ Tết là cả làng lại tấp nập, người ra kẻ vào đông như trẩy hội. Người ta mang quang gánh, đội thúng, đi xe đạp tìm đến để đưa đèn đi khắp nơi bán.
Sinh ra và lớn lên trong cái “nôi” của nghề như vậy nên ở cái đận chưa kịp lên 8 tuổi, ông Vũ Văn Sinh đã biết “học trộm” nghề của ông, của cha rồi cứ thế làm nghề cho đến nay. Chợt nhớ lại tuổi thơ, đôi mắt ông Sinh hấp háy niềm vui, ông kể, cái thời mà mỗi lần nghe trẻ con làng Đàn Viên vu vơ câu hát: “Đêm nay rằm tháng Tám/ Mẹ thắp đèn kéo quân/ Khi đèn vừa cháy sáng/ Bao bóng người chạy theo...” là ông Sinh cũng chạy theo mà hát vang lời đồng dao cùng lũ nhỏ.
Thế hệ bố mẹ, ông bà của ông Sinh là những người làm đèn kéo quân với đủ kích cỡ, màu sắc. Ngày ấy người ta làm đèn để chơi, hoặc biếu nhau, cùng lắm ai thích thì mang vài kí thóc đến đổi. Thời mở cửa nền kinh tế, nhiều người ở Đàn Viên đã mạnh dạn mua nguyên liệu về làm đèn kéo quân, đèn ông sao bán dịp Trung thu. Mấy năm trở lại đây trong làng, ngoài một số nhà còn làm đèn ông sao thì tuyệt nhiên chẳng gia đình nào làm đèn kéo quân nữa. Cũng chỉ vì lòng đam mê và tiếc nuối những chiếc đèn kéo quân mà ông Sinh và người anh họ là nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền vẫn cố giữ lấy nghề.
Đèn kéo quân có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi “kéo quân”). Về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, bác nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu…
Gia đình ông Sinh tất bật làm đèn dịp Trung thu |
Theo ông Sinh, để làm một chiếc đèn kéo quân cần khá nhiều công đoạn như chẻ nứa, tiện bánh xe, uốn và trang trí chao đèn, để hoàn thành sẽ mất khoảng 1-2 ngày. Từ hết tháng Giêng, người dân Đàn Viên lại tỏa đi khắp nơi lùng mua tre, nứa làm nguyên liệu kết đèn. Nứa, tre mua về được ngâm trong ao từ 1-2 tháng để chống mối mọt.
Ông Vũ Văn Sinh bật mí: “Cái khó nhất của cái đèn này là tạo áp lực cho nó quay. Vì nó không quay bằng mô-tơ mà bằng lực gió. Đây cũng là cái khó nhất trong làm đèn kéo quân. Tản đèn giúp cho hình tròn bằng nan tre có dính các hình thù bắt mắt có thể quay. Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của tản đèn và làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động như xem phim”.
Bên cạnh các mẫu truyền thống, để bắt kịp xu thế, ông Sinh nảy ra ý tưởng làm những chiếc đèn chạy hình 3D. Thay vì giấy màu như xưa, những hình thù nhân vật được vẽ lên tờ giấy bóng thông qua từng lớp sơn. Sau khi phác hoạ hình thù từng linh vật, ông Sinh dùng sơn “quét” một vòng để sơn in hằn lên giấy bóng. Từng tờ giấy được đem phơi khô trong vòng 3 tiếng. Nếu xưa trong đèn kéo quân được thắp sáng bằng nến thì nay, ánh sáng bằng điện được ông Sinh phát minh cho sự thay thế vừa tiện vừa sáng tạo. Một chiếc đèn như vậy tổng thể sẽ thú vị hơn và câu chuyện của ngày xưa được hiện đại hoá một cách đầy trân trọng.
Khi hỏi vì sao ông Sinh vẫn “mê” làm đèn kéo quân đến vậy, trong nhà chẳng có thứ gì quý giá hơn cái nghề cổ xưa mà nay bỗng trở thành “của hiếm”, ông Vũ Văn Sinh bày tỏ: “Ngày còn nhỏ vì gia đình nghèo, lại ở quê nên mỗi Trung thu về, tôi ao ước có một thứ đồ chơi. Vì thế, năm nào tôi cũng làm đèn kéo quân để chơi cho dù nghề này đã bị mai một ở làng. Giờ gia đình cố giữ nghề để cho con cháu có thể tiếp cận với đồ chơi truyền thống, đầy tính nhân văn và lịch sử”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59