Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở
Nâng cao chất lượng thiết chế văn hoá cơ sở Bảo tồn thiết chế văn hóa làng xã thông qua công trình “giếng làng” Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao |
Chiều 1/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại buổi khảo sát. |
Đoàn khảo sát đã kiểm tra cơ sở hạ tầng nhà văn hóa tại 4 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn là: Xã Phú Minh, xã Phú Cường, xã Mai Đình, xã Quang Tiến. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sóc Sơn Tống Giang Phúc cho biết, hiện xã Phú Minh có 4 nhà văn hóa thôn; xã Phú Cường có 1 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, 4 nhà văn hóa thôn; xã Mai Đình có 15 nhà văn hóa thôn; xã Quang Tiến có 7 nhà văn hóa thôn.
Hệ thống nhà văn hóa từ huyện đến cơ sở từng bước được quan tâm đầu tư, mở rộng cả về quy mô và trang thiết bị. |
Hệ thống nhà văn hóa từ huyện đến cơ sở từng bước được quan tâm đầu tư, mở rộng cả về quy mô và trang thiết bị, cơ bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới...
Theo ghi nhận, các nhà văn hóa nơi đây có không gian thoáng đãng, lắp đặt tủ sách và nhiều thiết bị luyện tập thể dục thể thao. Nhiều thôn đã kêu gọi xã hội hóa thực hiện cải tạo khuôn viên cây xanh. Qua đó, thu hút đông đảo nhân dân tham gia hội họp, luyện tập thể thao... Từ đó, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đồng thời, lan tỏa tinh thần giữ gìn, tạo dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại địa phương.
Các nhà văn hoá có trang bị tủ sách đầy đủ. |
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, Bí thư Chi bộ thôn Ấp Cút (xã Mai Đình) Nguyễn Văn Vũ cho biết, nhà văn hóa thôn sau khi được cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng đã trở thành địa chỉ văn hóa, thể thao cho người dân của thôn. Từ 16h đến 19h, người dân trong thôn đến nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng rất đông. Đáng chú ý, tủ sách cộng động đã thu hút nhiều thiếu nhi đến đọc sách, giải trí.
Trong khi đó, Bí thư Chi bộ thôn Hoàng Dương (xã Mai Đình) Lưu Văn Tĩnh cho biết, cơ sở hạ tầng tại các nhà văn hóa đã được chỉnh trang, cải tạo khang trang, sạch, đẹp, một số nhà văn hóa còn có khuôn viên rộng để thiếu nhi tổ chức trại hè. Tuy nhiên, các thôn vẫn mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp quản lý để hoạt động tại các nhà văn hóa đạt được hiệu quả hơn.
Nhà văn hóa thôn Ấp Cút (xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn). |
Có thể thấy, hiệu quả của việc quản lý, sử dụng các thiết chế đã góp phần giáo dục đạo đức, định hướng thẩm mỹ, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần lành mạnh của nhân dân. Các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Sóc Sơn được chú trọng bảo tồn và phát huy, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh về mọi mặt.
Phát biểu tại buổi khảo sát, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đánh giá, các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng các nhà văn hóa, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ chỉ đạo các phòng, ban liên quan quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa, con người theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và huyện. Ngoài ra, quan tâm bố trí kinh phí, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các thiết chế văn hóa đảm bảo đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, huyện cần tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, đảm bảo sử dụng hiệu quả nhà văn hóa; huy động các tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí, tham gia quản lý, xây dựng và khai thác có hiệu quả nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư trên cơ sở phát huy vai trò tự quản...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28