Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

(LĐTĐ) Chiều 17/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải chủ trì họp báo.
Ngày 21/3 sẽ diễn ra Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

Thông tin tại buổi họp báo, TS Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, để chuẩn bị cho Hội thảo quan trọng này, UBND Thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo.

Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô
TS Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thông tin tại buổi họp báo.

Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đặc biệt, Thường trực Thành ủy đã họp nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và những nội dung liên quan, đã chỉ đạo, định hướng những nội dung quan trọng. Thành phố đã mời một số chuyên gia, nhà khoa học làm cố vấn, hỗ trợ quá trình tổ chức Hội thảo.

"Đến nay các khâu chuẩn bị cho Hội thảo đã hoàn tất để Hội thảo diễn ra đúng tính chất của một Hội thảo khoa học thực thụ, đề cao tính khoa học và tính dân chủ, thực tiễn", TS Nguyễn Thị Diễm Hằng thông tin.

Theo đó, Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" được tổ chức nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với các nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Đồng thời, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và nhiều văn kiện quan trọng khác của Trung ương và Thành phố về huy động nguồn lực, trong đó có nguồn lực về văn hóa.

Đã sẵn sàng cho Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kết luận buổi họp báo.

Hội thảo được tổ chức với 3 mục đích: Thứ nhất, xác định rõ nội hàm, đặc tính và giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội; vấn đề khoa học và thực tiễn về các nội dung văn hiến, văn minh, hiện đại trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội; đề xuất các giải pháp phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Thứ hai, nghiên cứu, tiếp tục làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn trong huy động, sử dụng, phát huy nguồn lực giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đồng thời định hình về triết lý phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ ba, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, coi văn hóa là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo là các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các chuyên gia, nhà khoa học uy tín, trong thời gian 1 ngày (bao gồm 2 phiên, trong các phiên có phần tham luận, thảo luận), Hội thảo sẽ góp phần nhận diện, tiếp tục làm rõ thêm nội hàm của văn hiến - văn minh - hiện đại cũng như các ý tưởng gợi mở để xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Hội thảo có sự tham dự của gần 300 đại biểu. Khách mời trong nước có đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương; các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô; các chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp; các đơn vị của Thành phố.

Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô
Toàn cảnh buổi họp báo.

Ngoài ra, Hội thảo mời một số chuyên gia quốc tế có nhiều nghiên cứu về văn hóa Việt Nam như: GS.TS. Philippe Papin, chuyên gia Việt Nam học tại Trường Cao học Thực hành Paris, giáo viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; GS. Momoki Shiro (Đại học Quốc gia Osaka, Nhật Bản), giáo viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo Ban Tổ chức, Hội thảo đã xác định 4 nội dung lớn, tập trung nhiều bài tham luận chất lượng để thảo luận trong diễn đàn khoa học này, bao gồm:

(1) Văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại": Phân tích, làm rõ giá trị, đặc điểm của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nhấn mạnh văn hoá văn minh, thanh lịch Người Hà Nội; nội hàm "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

(2) Nguồn lực văn hoá Thăng Long - Hà Nội: Nhận diện các nguồn lực văn hoá của Thủ đô; trong đó bao gồm các nguồn vốn xã hội, các vấn đề về con người Hà Nội.

(3) Hà Nội - Thủ đô di sản, Thành phố sáng tạo, khát vọng phát triển: Đánh giá các giá trị và các giải pháp để bảo tồn phát huy, phát triển giá trị của Thủ đô di sản; đặc biệt thông qua việc phát triển thương hiệu "Thành phố sáng tạo".

(4) Các điều kiện, nhiệm vụ, giải pháp huy động huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại": Vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá, một số vấn đề cụ thể cần ưu tiên tập trung trong huy động giá trị và nguồn lực văn hóa để phát triển Thủ đô (các công trình văn hóa, quy hoạch, kiến trúc, thiết chế văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, tác phẩm nghệ thuật…).

Kỷ yếu Hội thảo được biên tập gồm 650 trang với 70 bài tham luận chất lượng, giàu tính khoa học với các cách tiếp cận và nhìn nhận nhiều chiều về văn hóa Thăng Long - Hà Nội; nhiều bài viết thể hiện tính khoa học, tâm huyết, trách nhiệm của các nhà khoa học với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Bên lề Hội thảo, nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức không gian trưng bày một số sản phẩm nghề truyền thống đặc trưng của Hà Nội như: Gỗ mỹ nghệ, khảm trai, gốm Bát Tràng, tranh Hàng Trống…; không gian trưng bày các ấn phẩm văn hóa của Thủ đô Hà Nội; không gian trưng bày các mũi tên đồng khai quật từ Thành Cổ Loa của Bảo tàng Lịch sử; trình bày và trình diễn bộ sản phẩm mô phỏng Nỏ thần của Vua An Dương Vương.

Hội thảo khoa học cấp Thành phố "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" sẽ được tổ chức vào ngày 21/3/2023 tại Khách sạn Thắng Lợi (số 200 đường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Phát biểu kết luận buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, kết quả của Hội thảo sẽ là một trong những căn cứ khoa học để các cấp, các ngành của Thành phố nhằm cụ thể hóa Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa, Chương trình số 06 của Thành ủy, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Với cách nhìn nhận khoa học và thực tế, cách tiếp cận về nguồn lực văn hóa và những giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô từ Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cũng đề nghị báo chí tiếp tục tuyên truyền, triển khai các tuyến bài xuyên suốt sau Hội thảo khơi dậy niềm tự hào trong thế hệ những người Hà Nội hôm nay, để cùng chung tay xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã có buổi đến thăm hỏi, động viên tặng quà công nhân lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

(LĐTĐ) Cuộc sống hiện đại, phong tục rước đèn, phá cỗ trong đêm Trung thu có nhiều sự thay đổi, mâm cỗ cũng trở nên phong phú hơn với sự góp mặt của nhiều loại bánh trung thu. Tuy nhiên bánh trung thu truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân. Sự mộc mạc của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, mùi thơm béo ngậy của nhân bánh, không chỉ đánh thức khứu giác của người thưởng thức mà còn gợi nhớ hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã có chuyến thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn Ngân hàng Kookmin và Nghị sỹ quốc hội Park Hong Bae - Nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc.
Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học

Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện chú trọng phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.

Tin khác

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động