Phân loại học sinh để nâng kiến thức “chọi” vào lớp 10

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại đã bước vào giai đoạn “nước rút” cho công tác dạy học, ôn tập với học sinh lớp 9 để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Đồng hành với học sinh, các thầy cô giáo luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp tốt nhất giúp các em ôn tập hiệu quả, giảm căng thẳng, áp lực.
Đồng hành cùng sĩ tử “vượt vũ môn” Chậm nhất ngày 17/4, công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường tư thục

Những “tiết 0”

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, năm học 2023 - 2024, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS).

Số lượng học sinh nhiều, trong khi chỉ tiêu vào học các trường công lập có giới hạn (dự kiến khoảng 81.200 học sinh, tương đương trên 60%) nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội vẫn được xem là một trong những kỳ thi khó khăn nhất.

Vì thế, thời điểm này, các trường THCS trên địa bàn Thành phố đều đang dồn toàn lực, gấp rút bổ trợ kiến thức giúp học sinh sẵn sàng bước vào kỳ thi, trong đó đặc biệt chú trọng tổ chức những “tiết 0” - tiết học nhằm hỗ trợ học sinh chưa chăm, bị hổng kiến thức, kết quả học tập chưa đạt yêu cầu.

Phân loại học sinh để nâng kiến thức “chọi” vào lớp 10
Từ nhiều năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội luôn được đánh giá là có tính cạnh tranh cao.

Ghi nhận tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), từ nhiều năm nay, trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, nhà trường đều tổ chức các “tiết 0” hoặc tiết học tự chọn dành cho học sinh lớp 9 hoàn toàn miễn phí. “Tiết 0” được bắt đầu từ 6h30 đến 7h15 - trước khi tiết 1 bắt đầu, còn tiết tự chọn sẽ được bố trí phù hợp theo thời khóa biểu của học sinh.

Các thầy cô giáo xác định mục tiêu ôn tập là giúp học sinh vững kiến thức cơ bản với phương châm học đến đâu vững chắc đến đó; chú trọng dạy cách thức, phương pháp làm bài, tăng cường các tiết thực hành luyện tập chuyên sâu. Cùng đó, các thầy cô cũng đưa ra giải pháp giúp giảm căng thẳng, áp lực cho học sinh trong quá trình ôn luyện thông qua phân loại và đưa ra những mức yêu cầu theo năng lực của từng đối tượng học sinh, thúc đẩy các em vượt lên chính bản thân mình để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi tháng, nhà trường đều tổ chức khảo sát 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ cho học sinh lớp 9. Trên cơ sở kết quả bài khảo sát, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ ngồi lại cùng tổ, nhóm chuyên môn để phân loại học sinh, xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể nhằm giúp các em có đủ kiến thức nền, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Mỗi thầy cô giáo cũng là người bạn đồng hành cung cấp kiến thức, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ học sinh về cả tri thức và tâm lý để các em vững vàng, tự tin trước kỳ thi.

Hay như tại Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), nhà trường dành sự ưu tiên cao nhất cho hơn 200 học sinh lớp 9. Ngay sau khi Thành phố chốt phương án thi 3 môn, nhà trường bước vào chặng ôn tập “nước rút”. Căn cứ năng lực, nguyện vọng và kết quả học tập thực tế của học sinh, nhà trường tiếp tục duy trì tổ chức việc biên chế các lớp học theo nhóm.

Những học sinh có học lực yếu, nhà trường dồn sức để các em đủ điều kiện tốt nghiệp THCS. Còn với những học sinh có học lực tốt hơn, nhà trường sẽ tập trung hỗ trợ để các em đạt điểm cao trong kỳ thi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiếp tục duy trì tổ chức “tiết 0” vào buổi sáng hằng ngày nhằm hỗ trợ học sinh có học lực trung bình trở xuống. Những “tiết 0” này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía học sinh và phụ huynh.

Chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng

Thực hiện kế hoạch năm học 2023 - 2024, thời gian qua, nhiều Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cùng các trường học trên địa bàn Thành phố đã tổ chức chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT. Những trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy kiến thức cơ bản, ôn tập các chuyên đề, xây dựng ma trận đề thi thử, những lỗi thường gặp của học sinh, các biện pháp nhằm động viên, khích lệ học sinh… đều được đưa ra thảo luận một cách sôi nổi, từ đó giúp công tác ôn tập thi vào lớp 10 nói riêng và dạy học nói chung có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình) cho rằng, để giúp học sinh ôn thi hiệu quả, việc làm tốt công tác phân loại học sinh, sau đó tìm ra phương pháp phân loại học tập là rất quan trọng. Để làm được điều này, giáo viên cần tiến hành phân loại theo quy trình: Thống kê - kiểm tra, đánh giá - xây dựng nội dung ôn tập - phối hợp với học sinh, phụ huynh. Ngoài ra, giáo viên phải chủ động thường xuyên kiểm tra lý thuyết, kỹ năng thực hành của học sinh để từ đó điều chỉnh nội dung ôn tập phù hợp, giúp cho học sinh tiến bộ.

Để quá trình ôn luyện hiệu quả, theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, các giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình để phụ huynh nắm bắt được lực học của con em mình, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để có định hướng học tập phù hợp.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (giáo viên Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) nhận định, mỗi môn học là một phạm trù kiến thức khác nhau. Các giáo viên cần dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh; đảm bảo sự phân phối thời gian hợp lý trong việc kiểm tra bài cũ, truyền thụ kiến thức mới, luyện tập củng cố và hướng dẫn về nhà. Các giáo viên phụ trách môn cũng cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để đảm bảo được chất lượng học tập của con em mình, phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh yếu, kém. Giáo viên đến lớp với tâm thế thoải mái, vui vẻ, từ đó hình thành cho học sinh sự thích thú, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Xem thêm
Phiên bản di động