Phấn đấu hoàn thành đoạn trên cao đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội chậm nhất cuối năm 2022
Chiêm ngưỡng sàn catwalk giữa biển độc đáo của Miss World Vietnam 2022 Mênh mang vẻ đẹp rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành |
Theo thông tin từ báo Chính phủ, sáng 7/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị nhà thầu thi công và Thành phố Hà Nội để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; lãnh đạo các bộ, ngành, thành phố Hà Nội; đại diện chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện dự án.
Không vay thêm vốn ODA cho dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
Trước buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã khảo sát, kiểm tra thi công các hạng mục công trình tại Nhà Ga S9 - Kim Mã; khảo sát Nhà Ga S8 - Cầu Giấy; kiểm tra đoàn tàu và đi tàu từ Ga S8 về Depot - điểm cuối của tuyến đường sắt.
Sau khi thăm Nhà ga S8 - Cầu Giấy, ga cuối cùng phần trên cao của tuyến đường, chuẩn bị xuống hầm ngầm, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác trải nghiệm đi tàu điện đang trong giai đoạn thử nghiệm từ Ga Cầu Giấy qua 8 ga trên tuyến để tới Ga Nhổn và tới khu Depot...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các thời kỳ rất quan tâm tới dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn có những vướng mắc, nếu không có giải pháp quyết liệt thì dự án có thể tiếp tục kéo dài và phát sinh các vấn đề khác.
Buổi kiểm tra thực tế và tổ chức cuộc làm việc này để rà soát tổng thể tình hình triển khai dự án; xác định những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của những vướng mắc; thẩm quyền giải quyết thuộc các bộ, ngành, đơn vị, địa phương; giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ dự án; mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới của từng bộ, ngành, địa phương; mốc tiến độ cần đạt được và công tác tổ chức thực hiện...
"Từ việc thực hiện dự án này, chúng ta rút ra kinh nghiệm cho các dự án khác nhằm mở rộng không gian, phát triển Thành phố Hà Nội", Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu, nguyên nhân và trách nhiệm khiến dự án chậm tiến độ, đội vốn thuộc về chủ đầu tư, thành phố Hà Nội, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu; sự phối hợp giữa các bộ, ngành và thành phố Hà Nội chưa chặt chẽ, hiệu quả. Các vướng mắc, vấn đề phát sinh không kịp thời được xử lý.
Thủ tướng nhấn mạnh, cuộc họp đã cơ bản thống nhất về định hướng xử lý một số vấn đề.
Trước hết, về mặt tiến độ, đoạn trên cao phải phấn đấu hoàn thành chậm nhất là 31/12/2022; nhà thầu đã cam kết đáp ứng tiến độ này, chủ đầu tư là UBND thành phố Hà Nội phải đáp ứng các yêu cầu của nhà thầu; đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Về điều chỉnh tổng mức đầu tư, không vay thêm vốn ODA do thủ tục phức tạp (do liên quan tới nhiều loại ngoại tệ, nhiều nhà tài trợ từ nhiều nước, thay đổi tỷ giá…) mà sử dụng ngân sách Nhà nước.
Về các vướng mắc giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, quy định của nhà tài trợ, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp.
Về thủ tục, các bộ ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động phối hợp với thành phố Hà Nội để triển khai, phân công nhiệm vụ rõ ràng; tiến hành song song các thủ tục thuộc thẩm quyền của Hà Nội và của các bộ ngành.
Về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trực tiếp chỉ đạo theo định hướng chung đã cơ bản được thống nhất tại cuộc họp; Văn phòng Chính phủ tăng cường tham mưu, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ; các bộ, ngành liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải… vào cuộc với tiến độ công việc cụ thể, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, vấn đề đặt ra.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và Hà Nội phải chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được thống nhất, tránh chung chung, đùn đẩy trách nhiệm; nếu có vướng mắc thì đơn vị chủ trì phải triệu tập các đơn vị liên quan để giải quyết theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ.
Thủ tướng kiểm tra các hạng mục thi công Nhà Ga S9 - Kim Mã dưới lòng đất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng giao thành phố Hà Nội tổng kết các dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, dự án Cát Linh - Hà Đông, Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết dự án Bến Thành - Suối Tiên để rút kinh nghiệm triển khai các dự án khác.
Nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ
Theo các báo cáo, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm. Dự án động thổ từ năm 2008, khởi công năm 2010 với dự kiến hoàn thành năm 2015. Song đến nay đến nay, tiến độ dự án mới đạt khoảng 75%. Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư cũng đội lên gấp đôi so với ban đầu, lên hơn 34.000 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị, các nhà thầu, đơn vị tư vấn và thành phố Hà Nội phát biểu, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, phân tích nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ và đội vốn.
Các ý kiến cho rằng, do dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, trong khi các đơn vị thực hiện chưa có kinh nghiệm nên có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công; thực hiện các quy chuẩn, quy trình thi công; quy chuẩn thiết bị, quy trình vận hành, khai thác...
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị nhà thầu thi và thành phố Hà Nội (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Ngoài ra, các gói thầu vừa phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam còn phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của nhà tài trợ, những yêu cầu ràng buộc theo hiệp định vay đan xen khác nhau theo các nhà tài trợ từ nhiều quốc gia; giá vật liệu, thiết bị, vật tư thay đổi...
Đặc biệt, việc giải phóng mặt bằng cho dự án gặp nhiều khó khăn khi hầu hết mặt bằng thi công là trên các tuyến chính của thành phố có lưu lượng giao thông lớn; tổ chức thi công trong điều kiện mặt bằng chật hẹp...
Về chủ quan, sự phối hợp chỉ đạo, điều hành của một số bộ và địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ, còn lúng túng, chưa kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là khâu giải phóng mặt bằng.
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42