Mênh mang vẻ đẹp rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành

(LĐTĐ) Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành (thuộc tỉnh Đồng Nai) xấp xỉ 10.000 ha, được ví như “lá phổi xanh” mang đậm đặc trưng sông nước Đông Nam Bộ. Rồi đây, khi sân bay quốc tế Long Thành vận hành, cầu Cát Lái nối đôi bờ thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) - Nhơn Trạch (Đồng Nai) hình thành, hệ thống cao tốc quốc gia tỏa nhánh về cả 3 tỉnh, thành nói trên để tạo nên các đô thị với các tòa nhà chọc trời, khi đó vùng rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành sẽ trở thành “báu vật” không dễ nơi đâu có được.
Cà Mau: Tan hoang rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất nước Rú Chá - rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm trên phá Tam Giang Chung tay giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Bức tranh thủy mặc giấu kín

Từ bến cá Rạch Mới thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch - cách thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) khoảng 40 km, phóng viên Báo Lao động Thủ đô theo chiếc vỏ lãi (xuồng nhỏ) để đi vào lõi rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành. Tầm 9 giờ sáng, nước bắt đầu dâng và từ con rạch này, ghe thuyền mới có thể len lỏi qua những vùng nước sâu xen rừng cây bần, đước, dừa nước.

Mênh mang vẻ đẹp rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành
Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành nơi lữu giữ vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn.

Phải mất khoảng 15 phút, chiếc vỏ lãi chở chúng tôi mới len lỏi qua hệ thống sông Vàm Mương, kênh Ngay, tắc Bà Vệ, rạch Tràm bao quanh bởi cây lá rậm rạp, chỉ có bóng chim tăm cá và sắc trời mây nước hòa quện một màu, trông như một bức tranh thủy mặc giấu kín.

Đập vào mắt chúng tôi là cảnh sông nước mênh mông, những rừng cây bạt ngàn tĩnh lặng. Hai bên bờ là hệ thống rễ cây chằng chịt, như những bàn tay bám chặt, cắm sâu vào vùng đất sình lầy ngập mặn. Thỉnh thoảng vài chú cò, chú két bay vọt lên do có tiếng động của vỏ lãi. Phía dưới nước là các loài sinh sống ở bùn lầy, khi có tiếng động của chiếc vỏ lãi bỗng trở nên nhộn nhạo, tán loạn. Trên bờ, từ phía lòng sông, ánh nắng đầu ngày rọi xuống, hắt tỏa vào những thân cây rừng nguyên sinh cao vút, tán tỏa rộng.

Ông Võ Văn Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện là Bí thư Thành ủy thành phố Biên Hòa cho biết: Việc Đồng Nai có rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành là điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp trong ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch sinh thái, phát triển du lịch rừng, đồng thời cần chú trọng vấn đề môi trường sinh thái ngay từ quy hoạch ban đầu.

Giữa rừng và sông nước bao la, chúng tôi cập vào một trạm bảo vệ rừng và thật may mắn khi được “đón tiếp nồng nhiệt” bởi đàn khỉ hơn 50 con, chúng “dòm ngó”, la hét, chạy quanh. Đây là bầy khỉ được tổ nhân viên bảo vệ rừng gây nuôi, ghép đàn nuôi dưỡng hơn chục năm nay, trong đó có con đang mang thai và nhiều con nuôi con nhỏ… Cứ sáng sớm, chúng “mất tích” giữa hàng chục ngàn ha rừng thuộc địa bàn hai huyện Nhơn Trạch, Long Thành, đến chiều gần tới bữa ăn lại trở về quậy phá “từng bừng” giữa “vương quốc” sông nước.

“Chúng tôi gắn bó với rừng đặc dụng và sông nước vùng này hàng chục năm, nhiều khi rất cô đơn vì có khi cả tuần không thấy bóng người, chỉ có mấy anh em với nhau, nhưng bù lại cũng cảm thấy hạnh phúc vì không khí ở đây trong lành vô tận. Tất cả đẹp như một bức tránh thủy mặc…”, anh Lê Đăng Khánh, nhân viên bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành đi cùng chúng tôi, mở lòng.

Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành cho biết: Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành mang nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bởi hệ thống các dòng sông rất đẹp kết nối khu vực này với cả thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ sinh thái cây rừng cũng rất đa dạng, nhiều tầng tán, uốn lượn quanh các dòng sông hoang dã “đẹp như tranh”. Về động vật, nơi đây có khoảng 20 loài thú, 100 loại chim, hơn 30 loài bò sát, hơn 100 loài nhuyễn thể, giáp xác, cá...

Theo quy hoạch, rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành sẽ là “lá phổi xanh” trong quy hoạch vùng đô thị “tam giác vàng” (khu vực thuộc tỉnh Đồng Nai nằm tiếp giáp với TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu). Trước mắt nơi đây sẽ hình thành một chuỗi các điểm tham quan du lịch sơ khai như hệ thống những căn nhà lá để du khách nghỉ ngơi; các làng bè nuôi các loại cá, tôm, hàu của vùng bản địa; các điểm tưởng niệm hoạt động của lực lượng đặc công xưa; khu đảo khỉ; dịch vụ du ngoạn thăm thú sông nước…

Ra sức giữ rừng

Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành là nơi “hội tụ” của nhiều nhánh sông như sông Thị Vải, Đồng Tranh, Đồng Kho, Lòng Tàu… Vì thế khu vực xung quanh rừng ngập mặn này không chỉ là nơi tập kết để tàu thuyền ra vào, nơi tập kết hải sản từ những chuyến đánh bắt của ngư dân mà còn là nơi lập đùng nuôi tôm cá và là nơi giữ vai trò nguồn thủy sinh, bồi đắp phù sa, ngăn xói mòn, chống xâm nhập mặn, “lá phổi xanh” làm sạch môi trường tự nhiên cho cả khu vực rộng lớn của huyện Long Thành và Nhơn Trạch.

Vì thế việc giữ rừng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trao đổi với phóng viên, anh Hà Duy Cường, Trưởng Phân trường Phước An, huyện Nhơn Trạch cho biết: Rừng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành có diện tích nguyên sinh trước đây lên đến đến gần 10.000 ha. Trong quá trình phát triển kinh tế, một số vùng phù hợp được giao khoán cho người dân cùng canh tác trồng cây tăng thu nhập, đắp đầm nuôi thủy hải sản kết hợp bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó do biến đổi khí hậu, nước thải công nghiệp và khai thác rừng không đúng mục đích nên một phần diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm. Công tác giữ rừng gặp không ít gian nan do lực lượng mỏng, đặc thù địa hình phức tạp, mức thu nhập của lực lượng bảo vệ rừng chưa cao. Trước thực trạng này, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhơn Trạch - Long Thành đã triển khai nhiều biện pháp giữ rừng, trong đó có trồng mới. “Phải yêu nghề, yêu quý thiên nhiên và có sức khỏe mới trụ lại với nơi đây được”, anh Cường cũng chia sẻ.

Anh Đào Ngọc Đức, một cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành cho hay: Rất cần sự chung sức chung lòng của người dân bản địa - “mối dây liên hệ” với những ngư dân trên sông. Chính họ sẽ tạo sự gắn bó hơn nữa trong việc giữ rừng, giữ lấy màu xanh thiên nhiên, sông nước quê hương.

Cách đây gần chục năm, đề án trồng rừng phòng hộ đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt, sau đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhơn Trạch - Long Thành đã phối hợp với Trường đại học nông lâm TP.HCM nghiên cứu, thử nghiệm và trồng mới nhiều diện tích rừng với 3 giống cây là bần, mắm, đước. Đến hiện tại có hơn 50 ha rừng đã được trồng dặm tại các vị trí đất bồi đắp, cây bị chết, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang triển khai một số dự án có sử dụng đất rừng là cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cảng Phước An… Giữa tháng 6/2022, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi và Đoàn công tác đã đi kiểm tra các khu vực sẽ trồng rừng thay thế cho các dự án có sử dụng đất rừng tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhơn Trạch - Long Thành phối hợp với địa phương, chủ đầu tư lên phương án trồng rừng thay thế, bù lại diện tích đất rừng phải chuyển mục đích triển khai các dự án công trình. Dự kiến khu vực có thể trồng rừng thay thế cho các dự án trên là diện tích đất lâm nghiệp thuộc rừng ngập mặn trên hai huyện Long Thành - Nhơn Trạch. Diện tích cần trồng rừng thay thế gần 10ha./.

Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động